Sự kiện bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện tại, cơ quan tôi có hợp đồng với công ty bảo hiểm về bảo hiểm rủi ro xây dựng cho một công trình giao thông. Trong quá trình thi công do có sử dụng biện pháp lu rung nên xảy ra rung chấn làm nứt tường một số hộ dân dọc 2 bên tuyến. Vậy xin các luật sư tư vấn giúp trường hợp trên đơn vị bảo hiểm có phải bồi thường rủi ro do rung chấn nứt nhà dân không. Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Định Toàn
Bài viết liên quan:
bh 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lí

– Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
– Thông tư 329/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
– Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

2. Sự kiện bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng

Vì đây là công trình giao thông nên thuộc loại công trình có ảnh hưởng an toàn công cộng có mã số IV trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP nên căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP thì đây là trường hợp phải mua bảo hiểm bắt buộc.
Điều 4. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);”
Và thực tế công ty bạn đã có bảo hiểm rủi ro công trình xây dựng, theo đó, để xác định đơn vị bảo hiểm có phải bồi thường trong trường hợp này hay không thì trước tiên bạn cần xem xét hợp đồng bảo hiểm của hai bên có thỏa thuận về trường hợp này hay không, nếu có thỏa thuận thì áp dụng theo nội dung đã thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận, thỏa thuận không rõ thì áp dụng quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
“Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng như sau:
Điều 6. Phạm vi bảo hiểm, loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
d) Tổn thất mang tính thảm họa;
đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Khoản 2 Điều này được hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 329/2016/TT-BTC như sau:
Điều 5. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
a) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý như:
– Tổn thất phát sinh do bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch.
– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
– Tổn thất phát sinh do lỗi thiết kế của nhà thầu tư vấn đối với công trình xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
– Tổn thất phát sinh do nhà thầu tư vấn cố ý lựa chọn phương pháp thi công, tính toán, đo đạc, thiết kế, sử dụng vật liệu chưa được thử nghiệm, tư vấn sử dụng các chất amiăng hoặc các nguyên liệu có chứa chất amiăng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
b) Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên, như:
– Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, mục rữa, kết tạo vẩy cứng (như han gỉ, đóng cặn hoặc các hiện tượng tương tự khác), khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
– Tổn thất do hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ôxy hóa, khuyết tật của nguyên vật liệu (quy định này chỉ áp dụng đối với các công trình xây dựng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này).
c) Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền, như:
Các tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính được nhà thầu tư vấn sử dụng để thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
d) Tổn thất mang tính thảm họa, như:
– Tổn thất phát sinh do chiến tranh, hành động khủng bố, phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
– Tổn thất do việc tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dẫn đến gây ô nhiễm, nhiễm bẩn đối với môi trường và bên thứ ba (quy định này chỉ áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
đ) Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thỏa thuận với bên mua bảo hiểm và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này và các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khác (nếu có) thuộc các tổn thất quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP và phù hợp với quy định pháp luật.
Như vậy, việc rung chấn làm nứt tường một số hộ dân dọc 2 bên tuyến chính là tổn thất của công trình xây dựng phát sinh khi cơ quan bạn sử dụng biện pháp lu rung trong quá trình thi công gây ra, như vậy, tổn thất này sẽ thuộc phạm vi bảo hiểm nếu tổn thất này không thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như trên. Trường hợp, có căn cứ chỉ ra việc sử dụng biện pháp lu rung dẫn đến làm nứt tường là hành vi cố ý, hay có tính không ngẫu nhiên,… thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường. Do đó, nếu không thuộc các trường hợp này thì khi xảy ra sự cố này bạn có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân có tường bị nứt theo mức đã thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định pháp luật. 
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sự kiện bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề