Mở rộng thị trường luôn là một xu hướng tất yếu mà nhiều doanh nghiệp hướng tới khi hoạt động kinh doanh và do đó, việc thành lập chi nhánh tại địa bàn khác trụ sở chính cũng là một nhu cầu chung của khá nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm sao để thành lập chi nhánh một cách đúng trình tự, thủ tục lại không phải là một điều dễ với nhiều chủ thể không chuyên. Nắm bắt được những vướng mắc của quý khách hàng trong vấn đề này, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh tại quận Long Biên– cầu nối kinh tế quan trọng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc thủ đô.
171 1

1. Tư vấn trước khi thành lập chi nhánh tại quận Long Biên

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
– Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh tại quận Long Biên

Đối với thương nhân Việt Nam, hồ sơ thành lập chi nhánh tại quận Long Biên bao gồm các giấy tờ sau:
– Thông báo lập chi nhánh theo mẫu tại Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh (Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực).
Đối với thương nhân nước ngoài, để được cấp giấy phép thành lập chi nhánh tại quận Long Biên, doanh nghiệp phải đảm bảo một bộ hồ sơ với những nội dung sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;
– Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh bao gồm:
Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh.
Các tài liệu này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện việc thành lập chi nhánh tại quận Long Biên

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về thành lập chi nhánh tại quận Long Biên
Bước 2: Đại diện cho khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh tại quận Long Biên. Hồ sơ được chi tiết tại Mục 2
Bước 3: Thay khách hàng nộp 1 bộ hồ sơ tại:
– Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội đối với trường hợp thành lập chi nhánh của thương nhân Việt Nam
– Bộ Công Thương đối với trường hợp thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài. 
Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số văn phòng đại diện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân trong nước.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4: Tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu dấu chi nhánh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 5: Trả kết quả tới tay khách hàng
Như vậy, chỉ sau 03 ngày làm việc, Luật Việt Phong đã có thể gửi tới tay quý khách hàng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của thương nhân trong nước và sau 10 ngày làm việc với trường hợp thông thường và 16 ngày đối với trường hợp đặc biệt, quý khách là thương nhân nước ngoài thành lập chi nhánh tại quận Long Biên cũng có thể nhận được Giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, chính thức đưa chi nhánh vào hoạt động sinh lợi nhuận.

4. Tư vấn sau thành lập chi nhánh tại quận Long Biên

Ngay sau khi hoàn thành mọi thủ tục liên quan tới việc thành lập chi nhánh tại quận Long Biên, Luật Việt Phong còn cung cấp tới quý khách những dịch vụ hậu mãi tuyệt vời:
– Tư vấn thủ tục thuế, tuyển dụng nhân sự, quản trị nội bộ, định hướng phát triển thương hiệu
– Cung cấp văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí