Thành lập công ty con

Tóm tắt câu hỏi:

Mấy anh chị cho em hỏi câu này với ạ: Công ty em là một công ty cổ phần, có 5 cổ đông, hiện tại thì công ty đang có 5 dự án về xây dựng. Bây giờ công ty muốn thành lập một công ty riêng biệt, để chuyển nhượng một dự án cho công ty mới thành lập quản lý và thực hiện đối với dự án đó. Cho em hỏi là như vậy có được không và trình tự thủ tục thực hiện là như thế nào ạ, và việc chuyển nhượng đó làm như thế nào để cân bằng quyền lợi của các cổ đông ạ. Em cảm ơn anh/chị, kiến thức còn hạn chế nên có thể hỏi không chính xác mong anh chị bỏ qua ạ.
Người gửi: Sao Mai

Bài viết liên quan:

cty

Luật sư tư vấn:

 Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2014

2. Thành lập công ty con

Theo quy định tại điều 189, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:
Điều 189. Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Theo điểm l, khoản 2, Điều 149, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thẩm quyền thành lập công ty con thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị:

“Điều 149. Hội đồng quản trị
2. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;”

Như vậy, công ty bạn hoàn toàn có thể được thành lập một công ty con.
Để cân bằng lợi ích giữa các cổ đông của công ty thì công ty của bạn có thể lựa chọn thành lập công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là công ty của bạn, 

Hồ sơ thành lập công ty con sẽ bao gồm:


– Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.
– Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
– Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
– Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
– Dự thảo Điều lệ công ty.
– Danh sách các thành viên, bản sao thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên công ty.
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
– Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

3. Chuyển nhượng dự án xây dựng cho công ty con

Theo khoản 2, điều 190, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì có quy định về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con như sau:
“Điều 190. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.”
Như vậy thì trong trường hợp này thì việc chuyển nhượng dự án xây dựng của công ty bạn với công ty con phải được thực hiện như với các chủ thể pháp lý độc lập khác.
Thẩm quyền về quyết định chuyển nhượng dự án xây dựng của công ty bạn cho công ty con thì tùy thuộc vào giá trị của dự án đó mà sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị hay là Đại hội đồng cổ đông.
“Điều 135. Đại hội đồng cổ đông
2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây
d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;”

“Điều 149. Hội đồng quản trị
2. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này”

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Quy định về ký hợp đồng giữa công ty mẹ và công ty con. Chúng tôi hi vọng rằng chị có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn chị vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Thủy Tiên

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thành lập công ty con
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề