Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm khô với vốn điều lệ ít có phải thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Tóm tắt tình huống:

Hiện tại tôi mới thành lập Công ty TNHH sản xuất và thương mại, có vốn điều lệ hơn 100 triệu đồng thôi. Dạng sản xuất vừa và nhỏ.
Chuyên về hàng nông sản khô Tây Nguyên ví dụ như măng khô, tiêu khô, chuối hột khô..v.v. Sản phẩm là hàng khô mua lại từ người nông dân hoặc mua tươi về chế biến khô. Sau đó đóng gói, dán nhãn mác.
Vậy cho tôi hỏi, dạng kinh doanh của tôi thuộc vào trong một số trường hợp pháp luật quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bên dưới không ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 12, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì 4 trường hợp sau đây không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; (cụ thể nhỏ lẻ là như thế nào?)
– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;  (cụ thể nhỏ lẻ là như thế nào?)
– Bán hàng rong;
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Còn ngược lại, nếu phải đăng ký, thì tôi phải làm những thủ tục gì (như là Cở sở sx chế biến ATTP, kiểm định sản phẩm đảm bảo ATTP và quy chế pháp quy về mẫu mã sản phẩm..v.v) để được lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Mong quý LUAT VIET PHONG giải đáp giúp tôi.
Chân thành cảm ơn.
Người gửi: Nguyễn Vọng
c 500 398 16777215 00 images stories 210214 10td 0

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Thông tư Số: 26/2012/TT-BYT Quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế;
– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì 4 trường hợp sau đây không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm khô với vốn điều lệ ít có phải thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư Số 26/2012/TT-BYT giải thích từ ngữ như sau:
“Trong Thông tư này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể.
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở kinh doanh thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm.”
Như vậy, trong trường hợp này công ty bạn không thuộc nhóm cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do bên công ty bạn không thực hiện việc sản xuất ban đầu đó là chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm mà chỉ thu mua lại sau đó chế biến – việc làm này của công ty được coi là chế biến thực phẩm theo khoản 4 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010: “4. Chế biến thực phẩm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.”
Hơn nữa quy mô ở đây là quy mô công ty trách nhiệm hữu hạn ( CT TNHH), có vốn điều lệ vì vậy đã có giấy đăng ký kinh doanh  chứ không thuộc quy mô hộ gia đinh, hộ cá thể hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh để được coi là nhỏ lẻ. Vì vậy công ty bạn không thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1, điều 12, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP như bạn đã nêu.
Về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ một số điều theo Luật an toàn thực phẩm 2010:
Điều 34 Quy định về Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
“1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”
Theo đó công ty bạn cần đáp ứng đủ điều kiệm đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại chương IV Luật này ở mục 1 điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do công ty bạn thực hiện việc kinh doanh thực phẩm, và mục 3 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến do công ty bạn có thực hiện việc thu mua hang tươi về chế biến. Ngoài ra công ty bạn cần có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong giầy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
Điều 36 Luật an toàn toàn thực phẩm 2010 quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như su:
“1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Theo đó: Hồ sơ khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu quy định)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng)
– Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm)
– Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm của đơn vị sản xuất kinh doanh;
– Chứng nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
– Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm
Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Sở y tế.
– Bước 3: Khi hồ sơ hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào biên bản Thẩm định cơ sở. Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và biên bản cho Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Bước 4: Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức;
Lưu ý: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa 3 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Thẩm quyền giải quyết:
– Giấy phép VSATTP do Sở Công thương cấp: Loại hình sản xuất Bánh, kẹo, thực phẩm làm từ bột, dầu ăn, rượu, nước giải khát…
– Giấy phép VSATTP do Sở Nông nghiệp cấp: Loại hình sản xuất Nông sản, thuỷ sản, đóng gói rau củ quả, thịt cá trứng…
– Giấy phép VSATTP do Sở Y tế cấp: Sản xuất nước uống tinh khiết, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn, suất ăn công nghiệp…
– Giấy phép VSATTP do Cục VSATTP – Bộ Y tế cấp: Các sản phẩm nhập khẩu, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm nguy cơ cao…
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn từ 30-45 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định), cơ quan chức năng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Theo quy định tại Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 thì Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
“1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm khô với vốn điều lệ ít có phải thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Bảo Linh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm khô với vốn điều lệ ít có phải thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề