Trần Yến
Bài viết liên quan:
|
Căn cứ pháp lý
– Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
|
Luật sư tư vấn
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật dân sự về hộ tịch áp dụng vào trường hợp này, việc tiến hành đăng ký, thay đổi, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài sẽ được tiến hành tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ là người Việt Nam căn cứ theo điều 35 Luật hộ tịch 2014 quy định:
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
…
|
Tiếp theo liên quan đến thắc mắc về việc xác định được người cha và mong muốn thay đổi họ tên cho bé. Theo đó, khi có căn cứ chứng minh mối quan hệ cha, con thì người trách nhiệm trong việc đăng ký hộ tịch cho con được quyền tiến hành thủ tục thay đổi hộ tịch cho con căn cứ theo quy định tại khoản 10 điều 4 Luật hộ tịch 2014:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
…
10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
…
|
Theo đó, để tiến hành thủ tục thay đổi thông tin người cha trên giấy khai sinh của con thì người có trách nhiệm thực hiện cần xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ – con đã được quy định tại điều 11 Thông tư 15/2015:
Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Trong trường hợp nếu xét thấy yêu cầu thay đổi hộ tịch là đúng theo căn cứ pháp luật thì cá nhân có trách nhiệm quản lý hộ tịch thực hiện việc thay đổi thông tin hộ tịch.
|
Như vậy, sau khi tiến hành thủ tục nhận cha – con thì người đại diện theo pháp luật của người con được quyền thực hiện thủ tục thay đổi họ tên cho con khi có các sự kiện pháp lý phù hợp với quy định tại điều 27 BLDS 2015:
Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
…
|
Ngoài ra, liên quan đến thủ tục để tiến hành thay đổi họ tên cho con,căn cứ theo điều 7 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
….
|
Từ các quy định trên, điều kiện cần trong việc thay đổi họ tên là phải xảy ra các sự kiện pháp lý như theo quy định tại điều 27 BLDS 2015 và điều kiện đủ là phải có văn bản thể hiện sự đồng thuận từ người đại diện theo pháp luật.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về một số vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thay đổi hộ tịch. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Thành lập thêm địa điểm kinh doanh thì cần thực hiện thủ tục gì?
- Quy định về thời gian kiểm tra tạm trú của công an khu vực
- Chế độ trợ cấp cho thân nhân của người là thân nhân của liệt sĩ
- Những xét nghiệm cần thiết khi xuất khẩu lao động? Người bị viêm gan có thể đi xuất khẩu lao động Đài Loan hay không?
- Luật sư tư vấn tội cướp tài sản