Thấy người chết đuối không cứu phạm tội gì ?

Tóm tắt tình huống:

Thưa luật sư, tôi làm nghề đánh cá đã nhiều năm, rất tin tưởng thủy thần, lo sợ việc dính vận xui sẽ ảnh hưởng làm ăn, không thể nuôi sống được gia đình một nhà 5 miệng ăn. Cách đây mấy hôm, khi đang đánh cá trên sông, tôi phát hiện có một người đang chấp chới do không biết bơi dưới sông, tuy nhiên do sợ dính vận xui khi cứu người chết đuối nên tôi đã không cứu, dù sao số của cậu ta cũng là số chết. Tôi muốn hỏi mình có phạm tội gì không ?
Người gửi: Thành Tín
thay chet khong cuu dung chi do loi cho dan 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: 

1/ Căn cứ pháp lý:

2/ Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ?

Hành vi bỏ mặc cô gái đang bị thương nặng của bạn trong khi bản thân có đủ điều kiện và khả năng để giúp đỡ cô gái ấy đã cấu thành Tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại điều 102 BLHS hiện hành:
“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp  là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
a. Khách thể của tội phạm:
– Xâm phạm quyền được sống, quyền tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
b. Mặt khách quan:
– Hành vi ở đây thể hiện ở việc không hành động phạm tội. Người phạm tội đã không hành động nhằm cứu giúp người khác mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này nhưng do sợ bị hiểu nhầm, sợ bị liên quan, phiền phức, quan niệm lạc hậu nên dẫn đến hậu quả người không được cứu giúp chết.
– Để xác định đúng hành vi trên cần làm rõ những chi tiết sau:
+ Người cần được cứu giúp đang trong tình trạng nguy kịch, tự thân họ không thể vượt qua được, đòi hỏi sự cứu giúp kịp thời từ người khác, không được cứu giúp sẽ chết.
+ Người phạm tội “thấy” được tình trạng nguy kịch của nạn nhân tức là họ nhận thức được nạn nhân và tình trạng nguy kịch của nạn nhân bằng các cách như nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được các tín hiệu cầu cứu hoặc dấu hiệu về tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của họ bằng các tri thức khoa học, kinh nghiệm, chuyên môn của bản thân.
+ Người phạm tội vào thời điểm thấy được người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng phải có đủ khả năng, điều kiện để cứu giúp người đó. Cụ thể, khi thực hiện hành vi cứu giúp này, người phạm tội khi thực hiện hành vi cứu giúp không gặp bất kì nguy hiểm đến tính mạng bản thân cũng như những người xung quanh. Ngoài ra, nếu người đã thực hiện hành vi cứu giúp nhưng không đúng hoặc không hiệu quả dẫn đến hậu quả người được giúp bị chết thì không cấu thành tội này.
-Hậu quả bắt buộc là người không được cứu giúp bị chết. Cái chết của người bị nạn phải có mỗi quan hệ nhân quả với hành vi không giúp đỡ của người phạm tội mới cấu thành hành vi này.
c. Chủ thể:
– Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên) và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
d. Mặt chủ quan:
– Lỗi cố ý gián tiếp.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thấy người chết đuối mà không cứu phạm tội gì ? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lưu Hồng Lê

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thấy người chết đuối không cứu phạm tội gì ?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề