Thế nào được xem là lăng mạ người khác?

Tóm tắt tình huống:

Mình muốn tư vấn 1 chút. Sáng nay mình qua UBND xã xin giấy giới thiệu. Mình chờ mãi mà không thấy cán bộ chuyên trách đến làm việc, cửa phòng khoá kín. Chờ đợi lâu quá mình có đăng 1 dòng lên fb như sau: “dkm bọn công an xã, làm việc kiểu gì mà giờ này không thấy mặt ai. Sau đó minh bị công an xã lập biên bản với nội dung là lăng mạ, bôi xấu người khác. Tôi hỏi như vậy có bị coi là lăng mạ không
Người gửi: Nguyễn Dung
nguoi phu nu lang ma canh sat noi gi 06 5005 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2. Thế nào được xem là lăng mạ người khác?

Để có thể được xem là có hành vi lăng mạ người khác hay không thì chúng ta cần xét đến quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự có quy định như sau:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
 Đối với người phạm tội
Người phạm tội phải là người có hành vi (hành động) được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người,…
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thoả mãn thú vui xác thịt.
Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo,…
Về phía người bị hại.
Là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục, nhưng có người lại thấy bình thường, không thấy bị nhục. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự như vậy, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục, nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Những chuẩn mực này, nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
Với thông tin mà bạn cung cấp đến cho chúng tôi rằng bạn có nói rằng: “dkm bọn công an xã, làm việc kiểu gì mà giờ này không thấy mặt ai.” Do từ ngữ viết tắt: “dkm” chưa được dịch ra cụ thể, để xem xét rằng bạn có hành vi lăng mạ người khác hay không, điều đó còn phụ thuộc vào khi Công an xã lập biên bản đối với bạn, thì việc bạn đã trả lời từ “dkm” đó được dịch ra như thế nào, nếu như việc dịch từ đó xác định được rằng đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm uy tín của công an xã như công an xã đã lập biên bản đối với bạn thì bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng ngược lại, khi bạn giải thích với công an xã từ “dkm” đó được dịch ra không có từ ngữ thể hiện sự lăng mạ thì bạn sẽ không bị công an xã lập biên bản “với nội dung là lăng mạ, bôi xấu người khác”.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thế nào được xem là lăng mạ người khác? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thế nào được xem là lăng mạ người khác?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề