Thế nào là sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

Sự tác động của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, của nhu cầu tập trung vốn, giảm chi phí kinh doanh, phân tán rủi ro làm xu hướng hình thành các nhóm công ti ngày càng mạnh mẽ và phổ biến. Sau đay, Công ty Luật Việt Phong xin đưa ra những phân tích về sự liên kết trong mô hình nhóm công ti.
Căn cứ pháp lí:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020
nhom cong ty 1
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, mô hình nhóm công ti được định nghĩa gián tiếp tại Điều 194, Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 194. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật”.
Thông qua đó, có thể định nghĩa mô hình nhóm công ti như sau: ” Nhóm công ti là một tập hợp hai hay nhiều công ti, tương tác và có mỗi quan hệ lâu dài về kinh tế, công nghệ, thị trường, loại trừ sự cạnh tranh lẫn nhau, cùng nhau hướng tới mục tiêu tăng cường tập trung vốn và đối đa hóa lợi nhuận”.
Thứ hai, sự liên kết trong mô hình nhóm công ti được thể hiện qua các đặc điểm sau:
Một là, nhóm công ty là tập hợp của hai hay nhiều công ti độc lập nhau về mặt pháp lí và kinh doanh. Tuy nhiên, các công ti có mối quan hệ qua lại trên cơ sở hoạt động đầu tư kinh doanh và hợp đồng xác lập giao dịch. Quá trình tương tác này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhóm.
Hai là, nhóm công ti được hình thành với mục tiêu giúp tăng cường tập trung vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Để sự liên kết đạt hiệu quả cao, từng công ti phải tự điều chỉnh mục tiêu kinh doanh phù hợp với mục tiêu chung của nhóm công ti, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế mới.
Ba là, nhóm công ti mặc dù không có tư cách pháp nhân nhưng để đạt hiệu quả liên kết cao, nhóm sẽ phải có nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức. Các công ti thành viên sẽ phải cùng nhau xây dựng quy tắc, nội quy, quy chế hoạt động, xây dựng mô hình quản lí. Ngoài ra, trong nhóm công ti có công ti giữ quyền chi phối các công ti còn lại. Công ti giữ quyền chi phối có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, xây dựng điều lệ cũng như xây dựng bộ máy quản trị nhóm công ti.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nhóm công ti có 02 hình thức cơ bản sau: tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Luật Doanh nghiệp không quy định rõ tiêu chí để phân biệt giữa hai mô hình nhóm công ti này. Tuy nhiên về nguyên tắc, dấu hiệu để phân biệt hai hình thức này dựa trên cơ sở quy mô của nhóm công ty và số lượng thành viên trong nhóm. Tập đoàn kinh tế là nhóm công ti có quy mô và số lượng thành viên lớn hơn so với tổng công ti. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về sự liên kết trong mô hình nhóm công ti. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thế nào là sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề