Thi đấu võ thuật tự do có vi phạm pháp luật?

Posted on Tư vấn luật hành chính 635 lượt xem

Tóm tắt tình huống:

Trong những ngày qua, cộng đồng mạng rất quan tâm tới sự kiện cao thủ Vịnh Xuân đấu với võ sư Karate tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều thông tin Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Công an, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ ngăn cấm việc thi đấu võ thuật nhưng ngày 12/7 thì hai cao thủ vẫn thi đấu tự do và đã phân thắng bại. Vậy trận thi đấu trên có vi phạm pháp luật hay không? Mong luật sư giải đáp.
Người gửi: Phan Anh
images 17071316271828928

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009;
– Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng.

2/ Thi đấu võ thuật tự do có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 12/7/2017, trận giao đấu giữa cao thủ Vịnh Xuân Nam Anh, Pierre Francois Flores và võ sư hệ phái Đoàn Long Karate, Đoàn Bảo Châu thu hút nhiều sự chú ý. Cả hai đề cao tính thực dụng của võ thuật, thay vì nặng về biểu diễn. Mặc dù trận thách đấu diễn ra trong 2 phút và không có ai bị thương hay nguy hiểm đến tính mạng nhưng trận đấu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam nên cần phải được tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Trong võ học, việc các cao thủ, các trường phái võ thuật thi đấu, thách đấu là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc các võ sư thách đấu công khai, mặc dù trên tinh thần thượng võ và giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhưng mang đậm tính chất hơn thua, có nguy cơ gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hơn nữa, việc võ sư người Canada sang Việt Nam thách đấu không chỉ 1 võ sư mà nhiều võ sư từ Bắc tới Nam mà không xin phép cơ quan chức năng là hoàn toàn sai trái.
Căn cứ Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc tổ chức thi đấu tại Điều 4 như sau:
1. Giải thi đấu thể thao quần chúng được tổ chức nhằm thu hút và động viên mọi người tham gia tập luyện, thi đấu thể thao lành mạnh vì sức khỏe và cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.
2. Tổ chức giải thi đấu thể thao phải phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, đề cao tinh thần thể thao cao thượng, trung thực.
3. Nghi thức tổ chức giải phải được tiến hành trang trọng, phù hợp với quy mô giải, đảm bảo tiết kiệm.
4. Không tổ chức hoặc tham gia cá cược trái pháp luật.
5. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu chuyên môn của giải.
6. Đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong thời gian tổ chức giải.
7. Đảm bảo công bằng, chính xác trong chỉ đạo, điều hành thi đấu.
Bên cạnh đó, việc thi đấu có sự góp mặt của võ sư nước ngoài cũng được quy định tại Điều 9 Thông tư 09/2012/TT-BVHTTDL về tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng quốc tế tại Việt Nam:
1. Giải thi đấu thể thao quần chúng quốc tế là giải thi đấu thể thao được tổ chức tại Việt Nam có sự tham dự của các vận động viên là người nước ngoài do cơ quan, tổ chức Việt Nam mời.
2. Báo cáo tổ chức giải:
a) Tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng quốc tế tại Việt Nam gửi báo cáo bằng văn bản về Tổng cục Thể dục thể thao ít nhất 20 (hai mươi) ngày trước ngày khai mạc giải.
b) Nội dung báo cáo nêu rõ mục đích, tên giải, thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình thi đấu, nguồn tài chính tổ chức giải, điều kiện an ninh, y tế, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu; kèm theo ý kiến bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức giải và ý kiến của cơ quan khác (nếu có),
c) Sau 15 (mười lăm) ngày kết thúc giải báo cáo bằng văn bản kết quả của giải về Tổng cục Thể dục thể thao.
3. Tổ chức đứng ra tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng quốc tế giữa các địa phương có chung đường biên giới có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức giải trước ngày khai mạc ít nhất 20 (hai mươi) ngày làm việc.
Sau 10 (mười) ngày kết thúc giải có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả của giải về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức giải.”
Bên cạnh đó, Võ thuật là môn thể thao nguy hiểm, có tính sát thương cao, có nguy cơ để lại thương tật, tử vong cho người tham gia thi đấu. Như vậy, ngoài việc bị xử lý hành chính, hai vị võ sư nếu gây thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng cho đối phương còn có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 tại Điều 93 về tội Giết người, Điều 104 về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Thi đấu võ thuật tự do có vi phạm pháp luật? Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thi đấu võ thuật tự do có vi phạm pháp luật?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề