Thỏa thuận miệng có giá trị khi xây nhà không?

Tóm tắt tình huống:

Tôi có thuê thợ xây cho tôi một cái nhà cho gia đình tôi nhưng chỉ nói với nhau bằng miệng, nhưng sau khi khởi công gần 3 tháng thì xong, nhưng chỉ vào ở được 3 tháng thì trần nhà của cả 2 tầng bị nất vỡ bê tông nhiều vệt ngang trần nhà, vậy cho tôi xin hỏi làm thế nào để đòi bồi thường?
Người gửi: Nguyễn Anh
image00 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015.

2. Thỏa thuận miệng có giá trị khi xây nhà không?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự có quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Ở đây, Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định về việc hình thức của hợp đồng sẽ được xác lập như thế nào, nếu như trước đây ở Bộ luật Dân sự 2005 có quy định về Hình thức của hợp đồng tại Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005, theo đó Hợp đồng có thể xác lập bằng các hình thức sau: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Ở đây, theo thông tin của bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi, thì giữa bạn và người thợ đó chỉ thỏa thuận bằng miệng khi xây nhà, “nhưng sau khi khởi công gần 3 tháng thì xong, nhưng chỉ vào ở được 3 tháng thì trần nhà của cả 2 tầng bị nất vỡ bê tông nhiều vệt ngang trần nhà” ở đây theo quy định tại Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng nên bạn sẽ không được người thợ đó bồi thường cho bạn, bởi vì:
“Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.”
Theo  quy định tại điều luật trên, thì để hợp đồng xây dựng có hiệu lực (tức bạn sẽ được bồi thường) khi đã đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Thứ hai, Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP;
– Thứ ba, Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Ở đây, như bạn đã cung cấp thông tin đến cho chúng tôi, do bạn và người thợ xây đó không có ký kết với nhau bằng văn bản mà chỉ có thỏa thuận bằng miệng nên do đó việc thỏa thuận giữa bạn và người thợ đó sẽ không có giá trị pháp lý, tức ở đây bạn sẽ không được người thợ đó tiến hành việc bồi thường (cụ thể là việc sửa chữa lại ngôi nhà đó cho bạn,…).
Tuy nhiên, bạn có thể ngồi lại nói chuyện với người thợ xây đó về việc thỏa thuận giữa bạn và người thợ xây, bạn hãy phân tích cho người thợ xây đó hiểu về trách nhiệm giữa người thợ xây đó trong việc xây nhà cho bạn để từ đó người thợ xây sẽ hiểu và có thể sẽ tiến hành việc sữa chữa lại cho ngôi nhà của bạn.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thỏa thuận miệng có giá trị khi xây nhà không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thỏa thuận miệng có giá trị khi xây nhà không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề