Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động

Tôi làm bảo vệ trường tiểu học. Nhà trường phân tôi trực đêm, nhận ca từ 16 giờ chiều hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau và trực cổng buổi trưa từ sau khi tan học buổi sáng(10g30) từ thứ 2 đến thứ 6. Riêng thứ 7, chủ nhật thì trực 24/24. Vậy tôi xin hỏi yêu cầu của nhà trường như vậy đúng hay sai. Và quy định thời gian làm việc như vậy có trái quy định của luật lao động hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi thời gian làm việc cụ thể của bảo vệ theo NĐ 68 thì trực đêm bắt đầu từ mấy giờ đến mấy giờ. Hiện tại chồng tôi hưởng lương là 1,86 ngoài ra không có khoản nào khác.

Hà Thị Việt

Căn cứ pháp lý:

linalaw bo luat lao dong 2012

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động.

Dựa theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ pháp luật về lao động, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 04/NĐHN-BNV quy định:

Điều 1. Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
3. Bảo vệ;

Theo đó, công việc bảo vệ được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng lao động giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với cá nhân theo quy định của Bộ luật lao động 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018. Do đó, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động dưới hình thức lao động theo Nghị định số 04/NĐHN-BNV được áp dụng theo quy định pháp luật về lao động.

Thứ nhất, về thời gian làm việc

Tại khoản 1 Điều 104, Điều 105 Bộ luật lao động 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

Theo đó, thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm giờ. Trong trường hợp của bạn, thời gian làm việc của bạn đã quá 12 giờ/ngày. Do đó, quy định thời gian làm việc như vậy là trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Thứ hai, về thời gian nghỉ ngơi

Tại Điều 110 Bộ luật lao động 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định:

Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Theo đó, mỗi tuần, người lao động được nghỉ liên tục 24 giờ liên tục. Trong trường hợp của bạn, bạn nhận ca từ 16 giờ chiều hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau và trực cổng buổi trưa từ sau khi tan học buổi sáng (10h30) từ thứ 2 đến thứ 6. Ngoài ra, thứ 7, chủ nhật trực cả ngày. Do đó, hành vi yêu cầu người lao động làm việc liên tục từ thứ 2 – chủ nhật là hành vi vi phạm quy định pháp luật.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Việt Phong về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Quỳnh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề