Thời gian thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc không?

Tóm tắt câu hỏi

Luật sư cho em hỏi, thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không ạ? Em cảm ơn Luật sư! Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu?
Người gửi: Lan Phương
th 6 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Quyết định 595/QĐ – BHXH về ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý số bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; 
– Thông tư 47/2015/ TT – BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ – CP. 

2. Thời gian thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Điều 4 Quyết định 595/QĐ – BHXH thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức […]
Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định: “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”. 
Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012 về nội dung của hợp đồng lao động thì:
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề […]
Từ những quy định trên có thể thấy, hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội vì trong nội dung của hợp đồng thử việc không đề cập đến vấn đề đóng bảo việc xã hội như trong hợp đồng lao động. 
Tuy nhiên, nếu thời gian thử việc được quy định trong hợp đồng lao động, mà hợp đồng lao động này thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc theo quy định của pháp luật. 
Liên quan đến mức đóng BHXH bắt buộc thì tại Khoản 2 Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định: “Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động”. Từ ngày 1/1/2018 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/ TT – BLĐTBXH.
Cách xác định mức lương tham gia BHXH:
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. 
Người lao động làm công việc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự tay dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. 
Mức lương tháng đóng BHXH tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 595/QĐ – BHXH thì tỷ lệ đóng BHXH như sau:
17,5% (trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) được trích từ chi phí doanh nghiệp;
8% (vào quỹ hưu trí và tử tuất) được trích từ lương của người lao động. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Thời gian thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 
Chuyên viên: Phạm Nhung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thời gian thử việc có phải đóng BHXH bắt buộc không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề