Thời giờ làm việc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Chào luật sư, tôi có một vấn đề nhờ luật sư giải đáp như sau: Người lao động sau khi nghỉ thai sản xong đi làm trở lại và theo nguyện vọng của công nhân. Quản lý sắp xếp cho người lao động đi làm việc 7 giờ sáng đến 14 giờ chiều 7 tiếng hoặc 14 giờ chiều cho đến 21 giờ đêm 7 tiếng thì có phạm luật không? Cảm ơn luật sư.

Liên

Bài viết liên quan:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012
– Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ.

cach tinh che do thai san 2019

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến thời giờ làm việc sau khi nghỉ thai sản.

Lao động nữ là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ khi tham gia quan hệ lao động. Do đó, Bộ luật lao động và những văn bản liên quan có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của đối tượng yếu thế trong quan hệ lao động.

Đối với lao động nữ đi làm lại sau khi nghỉ thai sản, khoản 3 điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định về thời giờ làm việc như sau:

Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Theo đó, lao động nữ đi làm sau thời gian nghỉ thai sản thuộc đối tượng đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc.

Trong khi đó, thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động theo quy định tại điều 104 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

Như vậy, lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được sắp xếp một ngày làm việc 07 tiếng là đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về thời giờ làm việc sau khi nghỉ thai sản. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Khánh Lâm

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Lại Thị Khánh Lâm (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thời giờ làm việc trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề