Thời hạn lưu trú và điều kiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài

Mẹ em là người Việt Nam sau đó sang Hàn làm việc và định cư luôn bên đó, đã mang quốc tịch hàn, do ngày đó không được mang 2 quốc tịch nên đã phải bỏ quốc tịch Việt Nam để được làm quốc tịch Hàn. Hiện tại do điều kiện sức khỏe không tốt nên muốn về Việt Nam ở và sinh sống thì ở tối đa được bao lâu và có làm lại được quốc tịch Việt Nam không ạ? Và nếu làm được thì cần phải có những thủ tục pháp lý gì?
Nguyễn Thị Loan

Cơ sở pháp lý: 

y nghia la co quoc gia viet nam 1 3

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến cư trú và quốc tịch.
Khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, người nước ngoài có thể lựa chọn 1 trong 3 hình thức lưu trú/cư trú khi đáp ứng đủ điều kiện:
1.  Lưu trú theo diện du lịch hoặc thăm thân: thường ngắn nên đối với trường hợp của mẹ bạn thì không phù hợp. Nên chúng tôi xin tư vấn 2 hình thức có thời hạn lưu trú lâu hơn là: tạm trú và thường trú
2.  Về tạm trú: Điều 36, Điều 38 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định:
Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú
1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT được xét cấp thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Điều 38. Thời hạn thẻ tạm trú
1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp có giá trị ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
2. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, ĐT và DH có thời hạn không quá 05 năm.
3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm.
4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
5. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.
Trong đó, TT là ký hiệu thị thực cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. Như vậy, thời hạn tạm trú tối đa của mẹ bạn khi sinh sống tại Việt Nam là 3 năm.
3.  Về thường trú: Điều 39, Điều 40 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định:
Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Như vậy, nếu mẹ bạn được cấp thẻ thường trú thì được phép cư trú không thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Về vấn đề quốc tịch, theo Luật quốc tịch hiện hành của Việt Nam và Hàn Quốc, cả hai nước đều cho phép công dân của mình giữ hai quốc tịch.
Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định:
Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
  a) Xin hồi hương về Việt Nam;
  b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
  c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
  e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
  a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
  b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
  c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trên cơ sở đó, mẹ bạn có thể xin trở lại quốc tịch Việt nam và vẫn có thể giữ quốc tịch Hàn Quốc. Về thủ tục, bạn vui lòng tham khảo bài viết: Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước ngoài
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về cư trú và quốc tịch. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Phương Anh

Để được giải đáp thắc mắc về: Thời hạn lưu trú và điều kiện xin trở lại quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề