Thủ tục đăng kí nhãn hiệu độc quyền

Posted on Tư vấn luật SHTT 205 lượt xem

Nhãn hiệu hàng hóa là gì?

Nhãn hiệu hàng hóa theo định nghĩa trong Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là: những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau.
Nhãn hiệu có thể hiểu là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố hình khối, họa tiết, đường nét, màu sắc…. tạo ra sự khác biệt khiến khách hàng có thể phân biệt các nhãn hiệu cùng loại.

Có nhiều cách gọi khác nhau về nhãn hiệu hàng hóa như: đăng kí độc quyền thương hiệu công ty, đăng kí bản quyền logo công ty … Theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ thì không tồn tại những khái niệm này. Tuy nhiên, xét dưới góc độ học thuật thì có thể phân biệt được Nhãn hiệu với Thương hiệu, Logo dựa trên phạm vi hoặc đối tượng tiếp cận cụ thể.

Vì sao cần đăng kí nhãn hiệu độc quyền đối với hàng hóa?

Dưới góc độ kinh tế thì khi sở hữu một nhãn hiệu độc quyền sẽ được nhiều người biết đến có cơ hội để trở thành nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này sẽ mang lại cho người sở hữu lợi thế cạnh tranh không nhỏ trên thị trường. Vì vậy, “nhãn hiệu độc quyền” là một dạng tài sản đặc biệt và hoàn toàn có giá trị mua bán, chuyển nhượng.

Dưới góc độ pháp lý thì đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại mỗi quốc gia, khu vực,… sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ những xung đột về mặt pháp lý, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Việc đăng kí nhãn hiệu độc quyền là điều rất quan trọng trước khi phát triển hoặc kinh doanh 1 sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Đăng kí nhãn hiệu có thể thực hiện ngay từ khi có ý tưởng phát triển các hàng hoá dịch vụ. 

thu tuc dang ky nhan hieu doc quyen 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Thủ tục đăng kí nhãn hiệu độc quyền

Thủ tục tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đôn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không?

Việc tra cứu nhãn hiệu chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng.

Hồ sơ để đăng kí nhãn hiệu độc quyền:

  • 03 mẫu nhãn hiệu có kích thước lớn hơn 3x3cm, không vượt quá 8×8 cm
  • Tra cứu sơ bộ: Luật Việt Phong sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ cho khách hàng để đánh giá khả năng đăng kí của nhãn hiệu
  • Tra cứu rà soát chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ: Sau khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu bị trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng kí thì sẽ thực hiện thủ tục tra cứu thông tin qua đại diện Luật Việt Phong để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng kí nhãn hiệu độc quyền bao gồm:

  • Giấy ủy quyền(mẫu gửi kèm);
  • 01 mẫu nhãn hiệu 
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng kí nhãn hiệu
  • Tờ khai đăng kí nhãn hiệu
  • Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt Phong nộp đơn đăng kí nhãn hiệu
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng kĩ nhãn hiệu

Ngoài các tài liệu cần thiết nêu trên khi khách hàng đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hồ sơ cần cung cấp thêm như sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam

  • Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Thời gian đăng kí bảo hộ nhãn hiệu

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

  • Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

  • Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, thông thường thời gian đăng ký thông thường của nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt Phong về thủ tục đăng kí nhãn hiệu độc quyền. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục đăng kí nhãn hiệu độc quyền
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề