Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

Khu vực hộ kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nhờ vào sự thuận tiện trong quá trình, thủ tục đăng ký, vận hành và chấm dứt hộ kinh doanh hay những ưu đãi về số lượng người lao động, vốn pháp định…

Quý khách hàng đang có nhu cầu đăng ký thành lập hộ kinh doanh và cần một đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ thành lập một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, giảm sự phiền hà, rắc rối? Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Luật Việt Phong cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ đăng ký thành lập hộ kinh doanh.

2441 khai niem ho kinh doanh 1

Điều kiện đăng ký

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự( theo quy định tại mục I chương III BLDS 2015 )
  • Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại

Hình thức

Bao gồm 2 loại hình: ( căn cứ theo điều 66 Nghị định 78/2015 )
  • Hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ: 
– Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể như là: quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh.
– Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước,  kể cả mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.
  • Hộ kinh doanh do một nhóm người ( nhiều công dân Việt Nam đủ năng lực hành vi dân sự hay một hộ gia đình) làm chủ.
– Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ sở hữu thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ.
– Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên.

Chuẩn bị, soạn thảo thành phần hồ sơ

+ Ngành, nghề kinh doanh ( phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 điều 71 Nghị định 78/2015:

a.  Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
Dẫn chiếu đến khoản 2 điều 71là các quy định tại khoản 1 điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 và điều 6 Luật đầu tư 2014 quy định các ngành nghề cấm kinh doanh:
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.)

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như:

1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

+ Địa điểm kinh doanh:  theo điều 66 Nghị định 78/2015 chỉ được kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất.

+ Vốn kinh doanh: đa phần không quy định về mức tối thiểu hay tối đa khi đăng ký kinh doanh, phụ thuộc vào số lượng khi hộ gia đình đăng ký kinh doanh và do tính chịu trách vô hạn theo điều 66 NĐ 78/2015 (ngoài trừ một số ngành tuy nhiên không được quy định cụ thể tại điều luật nào)

+ Số lượng lao động: dưới 10 lao động theo điều 66 NĐ 78/2015

+ Đối với trường hợp:

  1. Hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập, kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao chứng minh nhân dân (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) hoặc bản chụp scan chứng minh nhân dân (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua mạng internet) của các cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh hoặc đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh, danh sách các thành viên góp vốn thành lập hộ kinh doanh (theo quy định tại phụ lục III-2).
  2. Đối với những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, kèm theo các giấy quy định trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình(1 Bản Chính)
  3. Đối với những ngành nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền(1 Bản Chính)
  4. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ( dịch vụ cầm đồ, kinh doanh karaoke, dịch vụ tẩm quất, massage, cho thuê lưu trú ) thì kèm theo các giấy tờ quy định trên phải có xác nhận của chính quyền địa phương về địa điểm kinh doanh (UBND phường hoặc công an phường nơi đăng ký địa điểm kinh doanh).
  • Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần (Thông tư 176/2012/TT-BTC quy định);( đóng lệ phí thành lập hộ kinh doanh cùng lúc khi nộp hồ sơ thành lập ).

Thông tin khách hàng cần cung cấp

– Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Tên dự định thành lập hộ kinh doanh.
– Bản danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh ( phụ lục III-2, thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ).
– Tên địa điểm kinh doanh ( căn cứ theo điều 72 NĐ-78/2015 )

Trình tự thực hiện

– Cá nhân hoặc nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình hoặc người được ủy quyền gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kèm theo Giấy đề nghị phải có các văn bản được nêu tại Thành phần hồ sơ.
– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
-Lệ phí (nếu có và văn bản quy định về phí, lệ phí): 100.000 đồng/lần (Thông tư số 176/2012/TT-BTC, nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).

Nhận kết quả

– Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây ( theo khoản 2 điều 71 Nghị định 78/2015 ).

Ngoài dịch vụ đăng ký thành lập mới, Công ty Luật Việt Phong còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật khác có liên quan đến hộ kinh doanh như đăng ký thay đổi nội dung đăng ký, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh…tại các tỉnh/thành phố khác. Khách hàng có thể liên hệ đến hotline 1900 6589 hoặc 0984 597 647 /  0904 582 555 khi cần sử dụng dịch vụ cụ thể liên quan.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề