Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Posted on Tư vấn luật SHTT 187 lượt xem

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP – Trong thiết kế sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… các tác giả hoặc người sản xuất ra sản phẩm của mình đều rất quan tâm đến kiểu dáng của sản phẩm đó. Một sản phẩm có kiểu dáng đẹp sẽ rất thu hút được người tiêu dùng. Một ví dụ thực tế nhất cho thấy kiểu dáng quan trọng đến thế nào đó là sản phẩm của 2 hãng xe máy Nhật tại Việt Nam là Yamaha và Honda. Theo đánh giá chung của người dùng thì các sản phẩm của Yamaha được người dùng đánh giá cao ở mặt thiết kế kiểu dáng ( trẻ trung, hiện đại, phong cách) đây chính là điểm cạnh tranh mạnh nhất với Honda khi mà Honda được đánh giá cao ở mặt động cơ xe máy còn kiểu dáng thì không được người dùng đánh giá cao. Chính vì vậy, với mỗi kiểu dáng sản phẩm do mình thiết kế ra thì tác giả nên đăng ký kiểu dáng công nghiệp để tránh được các người khác thiết kế sản phẩm khác giống của mình. Trong bài viết này Luật Việt Phong sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

1. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
  • Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
  • Bản mô tả (01 bộ);
  • Các tài liệu có liên quan ( đăng ký kinh doanh, chứng minh thư…
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Thời gian thực hiện thủ tục

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
  • Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;                                                   
  • Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.

3. Những lưu ý khi đăng ký nộp hồ sơ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

+ Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Để được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, đối tượng đăng ký phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Có tính mới;

+ Có tính sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

4. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp do Luật Việt Phong cung cấp

  • Tư vấn sơ bộ cho khách hàng về quy định pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp
  • Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Tư vấn cho khách hàng cách sửa chữa, bổ sung đối với kiểu dáng công nghiệp nếu như có những chi tiết bị trùng không thể đăng ký được
  • Kiểm tra, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Thường xuyên thông báo tình hình xét duyệt hồ sơ tới khách hàng
  • Đại diện khách hàng nhận kết quả khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp xong
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng khi yêu cầu dịch vụ được thực hiện xong.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề