Thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện tự nguyện

Cho cháu hỏi người nghiện ma túy có đi tù được không ạ? Bố cháu trước đây có 1 tiền án về tội ăn trộm. Nhưng đươc hưởng án treo. Bố cháu là người nghiện ma túy,trước cũng có đi trại cai nghiện vài lần, cũng có tự cai tại nhà nhưng vẫn nghiện lại. Rồi về nhà những ngày đi làm thì không sao nhưng mỗi lúc ở nhà mà lên cơn lại đòi tiền bà nội. Nếu không cho thì lại lấy đồ trong nhà đi bán không thì bắt bà đi vay mượn hàng xóm. Có nhiều lúc còn muốn đập phá đồ rồi lại chửi tục. Bố cháu đã nghiện nhiều năm. Nay chau muốn hỏi là để bố cháu đi tù đc không

Minh Thơm

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh

034031707 1

Luật sư tư vấn 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến đưa vào cơ sở cai nghiện.

Theo những thông tin bạn chia sẻ thì bố bạn không thuộc những trường hợp để chịu hình phạt tù. Thay vào đấy, gia đình có thể đưa người nghiện đến cơ sở cai nghiện.
Theo Điều 2, Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định: 

Điều 2.Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
Những đối tượng sau đây bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy mà vẫn còn nghiện; đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy từ một năm đến hai năm.

Về thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện được quy định tại Điều 26, Nghị định 135/2004/NĐ-CP quy định: 

Điều 26.Thủ tục, hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội
Hồ sơ của người tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội gồm:
1. Đơn của người tự nguyện xin vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội để được chữa trị, cai nghiện, phục hồi. Đối với người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Nội dung đơn phải nêu đầy đủ tình trạng nghiện và các hình thức cai nghiện, giáo dục, chữa trị đã thực hiện (nếu có); cam kết của người tự nguyện hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con (đã thành niên) anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ của người đó (nếu là người chưa thành niên).
2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (có công chứng hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu).
Hồ sơ của người tự nguyện được gửi cho Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

Về thời hạn chữa trị, cai nghiện được quy định tại Điều 29, Nghị định trên: 

Điều 29.Thời hạn chữa trị, cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội đối với người tự nguyện
1. Thời hạn chữa trị, cai nghiện, phục hồi áp dụng cho người tự nguyện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội ít nhất là sáu tháng đối với người nghiện ma túy, ba tháng đối với người bán dâm.
Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội bố trí việc thực hiện các hoạt động chữa trị, cai nghiện, phục hồi sức khoẻ theo quy trình phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian chữa trị, cai nghiện, phục hồi mà người nghiện ma túy, người bán dâm không muốn tiếp tục tự nguyện ở lại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thì phải có đơn gửi Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội xem xét, quyết định. Đơn phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ (nếu là người chưa thành niên). Người tự nguyện hoặc gia đình người đó có trách nhiệm thanh toán chi phí trong thời gian ở Trung tâm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với trường hợp của bạn thì bạn có thể đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện tự nguyện để tiếp tục học tập, chữa trị và cai nghiện.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề pháp lý liên quan đến sử dụng trái phép chất ma tuý. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề