Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế là việc người được hưởng di sản thừa kế hoăc người nhận ủy quyền của người được hưởng di sản thừa kế, tiến hành các thủ tục luật định để chuyển dich quyền sở hữu tài sản từ người  để lại di sản cho người được hưởng di sản. Việc khai nhận di sản thừa kế chỉ phát sinh sau  khi người có di sản chết và được thực hiện qua hai trường hợp là: khai nhận di sản thừa kế theo di chúc và khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên dù khai nhận thừa kế theo trường hợp nào thì người khai nhận thừa kế cũng phải thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

thừa kế

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

1.Thủ tục khai nhận di sản thừa kế thực hiện theo trình tự sau:

Người được nhận di sản thừa kế liên hệ phòng công chứng yêu cầu làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Sau khi kiểm tra hồ sơ nếu thấy đúng theo quy định, phòng công chứng sẽ ra bản thông báo về việc khai nhận di sản thửa kế.

Người được nhận di sản thừa kế tiến hành liên hệ để niên yết công khai thủ tục mở di sản thừa kế trong vòng 30 ngày tại UBND xã phường, thị trấn nơi có di sản thừa kế hoặc nơi người để lại di sản cư trú trước khi chết.

Hết thời gian niên yết, nếu không có tranh chấp những người nhận di sản liên hệ trở lại phòng công chứng để làm thủ tục nhận di sản thừa kế.

Phòng công chứng sẽ kiểm tra hồ sơ và công chứng viên sẽ chứng thực vào văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Đối với di sản thừa kế là tài sản có văn bản ghi nhận quyền sở hữu như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe… thì người thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế thực hiện thêm các bước sau:

Liên hệ chi cục thuế quận huyện nơi có di sản để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

Tới cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản để làm thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

2. Hồ sơ khai nhận thừa kế bao gồm:

CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người nhận di sản

Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người để lại di sản và hưởng si sản như: giấy khai sinh, giấy xác nhận con nuôi….

Giấy chứng tử của người để lại di sản

Giấy đăng kí kết hôn hoặc giấy xác nhạn tình trạng hôn nhân của vơ hoặc chồng của nguwofi để lại di sản ( nếu có )

Giấy tờ quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm….

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề