Thủ tục tố tụng hình sự chung được bảo đảm như thế nào khi bị can, bị cáo là phụ nữ ?

Tóm tắt tình huống:

Tôi muốn được biết chi tiết thủ tục tố tụng hình sự chung cần chú ý bảo đảm nhưng gì khi bị can, bị cáo là phụ nữ. 
Người gửi: Trịnh Kim Chi
1 123921 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau: 

1/ Căn cứ pháp lý:

2/ Thủ tục tố tụng hình sự chung được bảo đảm như thế nào khi bị can, bị cáo là phụ nữ ?

Những yêu cầu bắt buộc sau cần được thực hiện nhằm bảo đảm thủ tục tố tụng hình sự chúng và quyền lợi của người phụ nữ; sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; sự khách quan, công bằng khi xét xử vụ án hình sự:
– Khi xét xử vụ án hình sự, Toà án phải chứng minh đầy đủ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại điều 69 BLTTHS 2003. Tuy nhiên, khi bị can, bị cáo là phụ nữ, ngoài việc chứng minh những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nói chung thì việc chứng minh những đặc điểm về nhân thân, hoàn cảnh của bị can, bị cáo là phụ nữ nói riêng cần phải đặc biệt hết sức chú ý. Ví dụ: cần chứng minh làm rõ hoàn cảnh của bị can, bị cáo, tình trạng sức khoẻ của bị can, bị cáo (có thai hay không có thai); có đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…
– Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt bị can, bị cáo là phụ nữ để tạm giam cần tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, căn cứ để ra quyết định đúng pháp luật. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi mà nơi cư trú rõ ràng thì không áp dụng tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây :
+ Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
+ Bị can, bị cáo được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử ;
+ Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đầy đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia (Khoản 2 Điều 88 BLTTHS).
– Cần kiểm tra việc khám người của cơ quan điều tra có tuân thủ các quy định tại Điều 142 BLTTHS, đặc biệt là quy định tại khoản 2 điều 142 BLTTHS: “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ  và phải có người cùng giới chứng kiến”.
– Cần phải kiểm tra việc xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm  điều tra có thực hiện đúng quy định tại Điều 152Điều 153 BLTTHS hay không, cụ thể:
” Điều 152. Xem xét dấu vết trên thân thể
1. Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y.
2. Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể.
Điều 153. Thực nghiệm điều tra
1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.
2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia.
Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
3. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.”
Ngoài ra, việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sỹ tham gia. Việc xem xét thân thể phải bảo đảm không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bị xem xét thân thể, của người tham gia việc thực nghiệm điều tra.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Thủ tục tố tụng hình sự chung được bảo đảm như thế nào khi bị can, bị cáo là phụ nữ ? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lưu Hồng Lê

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục tố tụng hình sự chung được bảo đảm như thế nào khi bị can, bị cáo là phụ nữ ?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề