Thủ tục và điều kiện đối với Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế trong nước

Tóm tắt tình huống:

Chào bạn, tôi là Giám đốc của một công ty nước ngoài. Hiện nay tôi đang có mong muốn đầu tư vào nước bạn dưới hình thức góp vốn vào một tổ chức kinh tế. Bạn có thể cung cấp cho tôi thông tin về thủ tục cũng như những điều kiện tôi phải đáp ứng nếu như tôi muốn đầu tư theo hình thức ấy được không. Tôi cảm ơn.
Người gửi:John
 bao lanh120120821180804 1 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

Luật Đầu tư 2014

2.Về vấn đề thủ tục và điều kiện khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn vào một tổ chức kinh tế

Theo quy định tại điều 25 Luật Đầu tư 2014 có quy định về hình thức cũng như điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Trường hợp bạn hỏi là theo hình thức góp vốn thì sẽ có các hình thức góp vốn sau theo quy định tại khoản 1 điều 25 Luật Đầu tư 2014:
“1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”
Vậy nếu bạn muốn góp vốn vào tổ chức kinh tế thì bạn có thể góp vốn dưới 3 hình thức, đó là mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc là cổ phần phát hành thêm đối với đối tượng bạn định góp vốn là công ty cổ phần. Hoặc đối với đối tượng là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc một loại hình tổ chức kinh tế khác thì bạn có thể góp vốn trực tiếp vào công ty theo như quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 ở trên.
Về điều kiện để bạn có thể góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức trên thì bạn sẽ phải thỏa mãn điều kiện được quy định tại khoản 3 điều 25 Luật Đầu tư, đó là:
“3.Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này”
Điểm a và điểm b khoản 1 điều 22 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Vậy nếu bạn muốn góp vốn vào tổ chức kinh tế thì sẽ phải thỏa mãn các điều kiện đã được quy định cụ thể ở trên.
Về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn được quy định chi tiết tại điều 26 Luật Đầu tư 2014. Trong đó khoản 1 quy định chi tiết về các trường hợp Nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
“1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.”
Theo đó, điểm b khoản 1 điều 26 quy định việc bạn góp vốn vào tổ chức kinh tế thì bạn sẽ phải nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế đó. 
Để thực hiện thu tục đăng ký góp vốn vào tổ chức kinh tế trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ đăng ký góp vốn sẽ yêu cầu các giấy tờ được quy định tại khoản 2 điều 26 Luật đầu tư 2014:
“2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.”
Vậy bạn cần phải có thứ nhất là Văn bản đăng ký góp vốn; thứ hai là nếu như bạn đầu tư với vai trò là cá nhân thì sẽ cần bản sao hộ chiếu còn nếu bạn đại diện cho Công ty của bạn tiến hành đầu tư góp vốn thì sẽ cần có bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liện tương đương khác để xác nhận tư cách pháp lý.
Cuối cùng về thủ tục, căn cứ pháp lý về các bước trong thủ tục đăng ký góp vốn là theo khoản 3 điều 26 Luật Đầu tư 2014: 
“3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.”
Vậy sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bạn sẽ nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư nới tổ chức kinh tế mà bạn có dự định góp vốn đặt trụ sở chính. Sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét hồ sơ của bạn và sẽ thông báo bằng văn bản cho bạn trong cả 2 trường hợp và việc chấp nhận việc góp vốn của bạn hay không trong vòng 15 ngày.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề thủ tục và điều kiện đối với Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế trong nước. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lê Thị Nguyệt Hà

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục và điều kiện đối với Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế trong nước
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề