Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội nhận hối lộ

Luật Việt Phong xin cung cấp thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội nhận hối lộ để khách hàng tham khảo:

Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội nhận hối lộ

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn, nếu không phải là người có chức vụ quyền hạn, nếu không phải là người có chức vụ quyền hạn thì sẽ cấu thành tội phạm khác như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009) hoặc tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi ( Điều 291 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009)

Thứ hai, tội nhận hối lộ được coi là hoàn thành khi người phạm tội nhận của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng người phạm tội có một trong các tình tiết sau: gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án về một trong các tội được quy định từ Điều 278 đến Điều 284 chưa xóa án tích  mà còn vi phạm. Ngoài các trường hợp trên, tội nhận hối lộ còn được coi là hoàn thành khi người phạm tội tuy chưa nhận của hối lộ nhưng đã có sự thỏa thuận với người đưa về của hối lộ cũng như việc sẽ làm cho người đưa hối lộ.

Thứ ba, những lợi ích tinh thần theo quy định của luật hình sự Việt Nam không được coi là của hối lộ. Những lợi ích tinh thần có thể là bài viết ca ngợi được phổ biến trên các phương tiện thông tin hoặc các bằng khen, giấy khen các loại

Thứ tư, các hoạt động tình dục không được coi là của hối lộ, việc dùng các hành vi tình dục để mua chuộc người có chức vụ, quyền hạn để người này làm một việc  hoặc không làm một việc không coi là đưa hối lộ.

Thứ năm, khi của hối lộ có giá trị dưới 10 triệu đồng thì truy cứu theo khoản 1 Điều 279, từ 10 triệu đến dười 50 triệu đồng thì truy cứu theo khoản 2, từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng thì truy cứu theo khoản 3, từ 300 triệu đồng thì truy cứu theo khoản 4.

Thứ sáu, nếu của hối lộ là tài sản của Nhà nước thì người phạm tội bị truy cứu theo khoản 2 Điều 279 BLHS, trong trường hợp này người phạm tội phải biết rõ là tài sản của Nhà nước.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong  về Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội nhận hối lộ . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội nhận hối lộ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề