Thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì phải nộp những loại thuế gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì phải nộp những loại thuế gì?

Mình muốn hỏi mình nhập khẩu hàng hoá về và đã đóng thuế nhập khẩu và VAT, vậy nếu mình bán lẻ mặt hàng đó, thì còn phải đóng thuế gì nữa không ?bởi theo mình biết có quy định về 28% doanh thu của công ty, mình buộc phải thành lập công ty để có thể nhập khẩu đc hàng hoá. Mong bạn tư vấn giúp mình.
Người gửi: Trần Ngọc

thuong nhan kinh doanh hang hoa nhap khau thi phai nop nhung loai thue gi

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn,công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Thương mại năm 2005;

– Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

– Thông tư 04/2014/TT-BCTQuy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

2. Thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì phải nộp những loại thuế gì?

Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.

Đối với các loại hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam thì sẽ phải chịu các loại thuế, phí như sau:

Thứ nhất, thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.

Thuế nhập khẩu không áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng. Mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau theo quy định của chính phủ nước nhập.

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ theo Điều 2, luật Thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12 thì Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thứ ba,Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Đây là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Lưu ý: Đối với từng loại hàng hóa mà mức thuế suất áp dụng là khác nhau.

Thứ tư, Lệ phí làm thủ tục hải quan

Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 3 và Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính thì: lệ phí làm thủ tục hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu) là 20.000 đồng/Tờ khai.

Ngoài ra, thương nhân khi kinh doanh phải nộp thêm thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân.

Về vấn đề bạn có phải thành lập công ty để có thể nhập khẩu được hàng hay không thì Nghị định 187/2013 có quy định như sau:

“Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.”

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BCT thì đối tượng có quyền nhập khẩu hàng hóa, cụ thể:

“1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;

b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số187/2013/NĐ-CPkhông phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân không có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tức là cá nhân không được phép đứng ra làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa về để bán hay kinh doanh mà chỉ được nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch. Hàng hóa phi mậu dịch (hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại). Mà chỉ các đối tượng trên được phép kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải thành lập công ty để được nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể,…

Nếu không nếu cá nhân muốn mua hàng hóa để kinh doanh thì có thể sử dụng hình thức ủy thác cho một công ty có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc đại lý hải quan. Theo đó, công ty nhập khẩu ủy thác hoặc đại lý hải quan sẽ thay cá nhân làm thủ tục hải quan, cá nhân phải chịu các nghĩa vụ về thuế thông qua đơn vị nhận ủy thác.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Việt Phong về Thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì phải nộp những loại thuế gì? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Triệu Ngoan

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thương nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thì phải nộp những loại thuế gì?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề