Tổ hợp tác và các vấn đề pháp lý có liên quan

Posted on Tư vấn luật dân sự 291 lượt xem

Tổ hợp tác là gì? Đặc điểm như thế nào?

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 04/2008/TT-BKH hướng dẫn một số quy định của nghị định 151/2007

Luật sư tư vấn:

Ở nước ta hiện nay, số lượng tổ hợp tác là khá lớn, phản ánh thực tiễn nhu cầu hợp tác, họp nhóm, liên kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và được chính quyền, người dân đánh giá là một trong mô hình liên kết cộng đồng hiệu quả trong điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Việc tìm hiểu về thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác là một trong những nội dung quan trọng được đánh giá trong quá trình khảo sát, triển khai dự án. Trong bài viết này, Luật Việt Phong sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tổ hợp tác và đặc điểm của tổ hợp tác như thế nào.

Theo quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, theo điều 5 nghị định 151/2007 quy định “ Tổ hợp tác là tổ chức được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.”

Dựa theo khái niệm trên, có thể rút ra 1 số đặc điểm chung của tổ hợp tác như:

– Tổ hợp tác được tổ chức, điều hành hoạt động theo hình thức là sự liên kết, hợp tác của nhiều cá nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể được quy định tại điều 7 nghị định 151/2007, theo đó:

Điều 7. Điều kiện, thủ tục kết nạp tổ viên tổ hợp tác
1. Điều kiện kết nạp tổ viên:
a) Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác đều có thể trở thành tổ viên tổ hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;
b) Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.

– Hợp đồng hợp tác: theo điều 5 nghị định 151/2007 quy định:

Điều 5. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nội dung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác
a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;
b) Họ, tên, nơi cư  trú, chữ  ký của tổ trưởng và các tổ viên;
c) Tài sản đóng góp (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;
d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ viên, của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có);
đ) Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tác;
e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;
g) Các thoả thuận khác.
3. Nội dung hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sung khi được sự đồng ý của đa số tổ viên.
Theo đó, các hội viên cần thoả thuận, thống nhất về nội dung của hợp đồng hợp tác và được chứng thực tại Uỷ ban nhân cấp xã 

– Tài sản của tổ hợp tác: Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho  chung là tài sản của tổ hợp tác. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thảo thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý được quy định tại điều 19 nghị định 151/2007, theo đó:

Điều 19. Tài sản của tổ hợp tác
1. Tài sản của tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
a) Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn;
c) Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Tổ hợp tác cần ghi chép theo dõi riêng những tài sản bằng hiện vật không quy thành giá trị, trong đó phân rõ thành 2 loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác.
2. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.
3. Tài sản của tổ hợp tác được kiểm kê, đánh giá định kỳ và ghi vào biên bản kiểm kê hoặc sổ sách ghi chép của tổ theo thỏa thuận.
Chấm dứt tổ hợp tác:

Theo điều 15 nghị định 151/2007 quy định các trường hợp tổ hợp tác được phép chấm dứt hoạt động, theo đó:

Điều 15. Chấm dứt tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;
c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác;
d) Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác.
3. Khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung của tổ không đủ trang trải các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung của tổ vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản góp vào tổ của mỗi tổ viên, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, chế định về Tổ hợp tác theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 đã cho thấy một sự thay đổi lớn khi tiếp cận so với Bộ luật dân sự 2005 đó là không coi tổ hợp tác là tổ chức có tư cách pháp nhân, kéo theo những thay đổi về quyền và nghĩa vụ của các tổ viên khi chấm dứt hoạt động.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến tổ hợp tác. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề