Tội bắt giữ người trái pháp luật

Posted on Tư vấn luật hình sự 253 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Khoảng 2 giờ 30 sáng 21-1-2014, cha con bị cáo Trình phát hiện Phạm Văn K (sinh năm 1999) đột nhập vào tiệm tạp hóa của gia đình. Do không biết số điện thoại của công an nên ngay sau khi bắt em K., Trình có gọi điện thoại cho ông Lê Nguyên Luyến (Trưởng ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình) để báo vụ việc. Trình gọi đến ba lần nhưng ông Luyến không nghe máy. Thế là cha con bị cáo Trình bèn neo giữ em K. lại và tra hỏi: “Mày con ai?”. Do K. không nói nên Trình nắm hai tay của K. ra sau, dẫn ra ngoài cửa tiệm và trói K. vào gốc cây. Tiếp tục hỏi K. là con ai nhưng K. vẫn không trả lời nên Trình lấy dây trói hai chân K. rồi lấy dây cột vào sợi dây trói hai tay K., đầu dây kia vắt qua nhánh cây rồi kéo lên hạ xuống nhiều lần. Đến khi K. khai mình là con của ai, từng vào tiệm lấy trộm bốn lần thì Trình không kéo lên hạ xuống nữa.
Đến 4 giờ 40 sáng, Trình tiếp tục gọi điện thoại báo cho ông Luyến trưởng ấp, lần này thì ông đến đưa tên trộm về trụ sở ấp làm việc.Trưởng ấp đêm đó xỉn nên khi Trình gọi không nghe máy nổi. Lúc 4h40, Trình gọi thêm lần nữa là khi Trưởng ấp thức dậy ói. Nghe báo tin, Trưởng ấp tỉnh rượu và đến đưa tên trộm về trụ sở. Sáng hôm sau, công an đến giải…cha con Trình về trụ sở.
Kính nhờ Luật sư tư vấn tình huống trên. Rất mong nhận được tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Người gửi: Thu Thảo
1 17092016543391338 1
{fun-tel}

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

2/ Tội bắt giữ người trái pháp luật

Đây là một vụ việc có thật tại tỉnh Bến Tre. Ngày 4/1/2016, TAND tỉnh Bến Tre đã mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm 6 tháng cải tạo không giam giữ với bị cáo Trình. Cha của bị cáo Trình trước đó đã treo cổ tự vẫn.
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/9, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách vẫn tuyên phạt bị cáo Trình 6 tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật.
Điều 123 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội giữ người trái pháp luật như sau:
“Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Về cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật:
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này.
– Khách thể:  Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
– Mặt chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc nhưng thực tế, việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì động cơ xấu thường bị xử nặng. Nếu việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là vì lợi ích chung thì chỉ bị xử lý hành chính. Trường hợp vì nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật thì cũng không cấu thành tội này.
– Mặt khách quan: đều luật quy định ba tội với ba hành vi sau đây:
+ Hành vi bắt người trái pháp luật.
+ Hành vi giữ người trái pháp luật.
+ Hành vi giam người trái pháp luật.
Các hành vi đều là các hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở hình thức thể hiện. Tính trái pháp luật nói trong điều luật này là không đúng về thẩm quyền, không có căn cứ, không theo trình tự thủ tục mà pháp luật quy định trong việc bắt, giữ hoặc giam người.
Tuy nhiên, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng và mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng ở mức khác nhau nên chỉ xử lý về hình sự đối với các hành vi sau đây:
+ Người không có thẩm quyền mà bắt giữ hoặc giam người (Trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã).
+ Người có thẩm quyền nhưng lại bắt giữ hoặc giam người không có căn cứ pháp luật.
Cùng với các hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì tùy từng trường hợp có thể xử lý thêm về các tội khác nếu có như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hay tội dùng nhục hình ( Điều 298 Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi khách quan nêu trên.
Như vậy, trong vụ việc của cha con anh Trình, tuy hành vi trộm cắp của K là sai nhưng việc cha con ông Trình bắt trói, đánh và tra khảo K, khi đó mới chỉ 15 tuổi, là trái với các quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội bắt giữ người trái pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đoàn Thảo Ánh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội bắt giữ người trái pháp luật
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề