Tội cố ý gây thương tích và xem xét yếu tố đồng phạm của vụ án

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có tính huống như sau rất mong được luật sư giải đáp:
Trong 1 bàn tiệc xảy ra mâu thuẫn giữa A và C. Sau đó, A gọi thêm B tới để cùng nói chuyện về vấn đề mâu thuẫn. Tuy nhiên, B đã lấy dao đâm C. Trong đó, A không hề biết về việc B có mang theo dao và chỉ nghĩ là 3 người sẽ nói chuyện và giải quyết mâu thuẫn. B bị xử lý như thế nào và A có bị truy tố hình sự không?
Người gửi: Gia Long (Hải Dương)
Bài viết liên quan: 

Luật sư tư vấn:

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017)

2/ Tội cố ý gây thương tích và xem xét yếu tố đồng phạm của vụ án.

Thứ nhất, trách nhiệm đối với B.
Tùy các yếu tố cụ thể trong vụ án mà hành vi lấy dao dâm C của B có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. 
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác41
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;”
Căn cứ theo quy định trên thì nếu mức thương tích của C trên 11% thì C sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trong trường hợp mức thương tích của C chưa đạt đến mức nêu trên thì B sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác”.
Như vậy, phụ thuộc vào mức độ thương tật của C mà B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trái pháp luật của mình.
Thứ hai, trách nhiệm của A.
Trong trường hợp B bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội có ý gây thương tích thì sẽ xem xét đến trách nhiệm của A trong trương hợp này. Cụ thể, đối với A – người đã “gọi” B đến sẽ phân tích để làm rõ có yếu tố đồng phạm ở đây không? Tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 có quy định như sau:
” Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Theo như quy định trên, đồng phạm được hiểu là trường hợp hai hay nhiều người cùng mong muốn thực hiện tội phạm. Xét trong trường hợp trên, theo như trình bày thì A chỉ gọi B đến với mong muốn A, B, C cùng nói chuyện để giải quyết vấn đề mâu thuẫn mà không hề biết về việc B mang theo dao, cũng không hề có ý định “xíu giục” hay có hành động “giúp sức” B thực hiện hành vi đâm C. Vì vậy, A không được xác định là đồng phạm với B. Trên cơ sở A không thực hiện hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của C cũng như không phải là đồng phạm liên quan đến hành vi phạm tội của B vì vậy có thể khẳng định A không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Tội cố ý gây thương tích và xem xét yếu tố đồng phạm của vụ án. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội cố ý gây thương tích và xem xét yếu tố đồng phạm của vụ án
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề