Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi năm nay 55 tuổi, tôi có một người cháu ruột hiện nay 17 tuổi. Cháu tôi có đến nhà và xin tôi cho ở nhờ một thời gian. Tôi có hỏi nguyên nhân thì cháu tôi bảo nó ăn trộm xe máy của bạn giờ công an đang truy bắt. Vì không có chỗ nào trốn nên muốn tôi cho ở một thời gian. Vì thương cháu còn nhỏ tuổi nên tôi đã cho ở lại. Hai hôm trước cháu tôi bị công an bắt tại nhà tôi. Luật sư cho tôi hỏi việc tôi cho cháu mình ở lại nhà thì có phạm vào tội gì không và mức xử phạt là như thế nào. Mong luật sư tư vấn cho tôi.

Người gửi: Trần Hữu Quân (Nam Định)

Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn chú đã gửi câu hỏi của mình tới  luật Việt Phong. Về câu hỏi của chú, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho chú như sau:

Điều 252 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp như sau:

“1. Người nào dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đoạ hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Dụ dỗ, ép buộc, chứa chấp, lôi kéo nhiều người;

c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

4. Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.”

Người chưa thành niên phạm pháp ở đây có thể được hiểu là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

Dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên phạm tội, sống xa đọa hay xúi giục, rủ rê, lôi kéo, kích động, thúc đẩy… hoặc bằng những thủ đoạn khác như dùng lời nói, cử chỉ, hành động, tiền hoặc các lợi ích vật chất khác tác động để người chưa thành niên phạm tội sống xa đọa hoặc thông qua đó khống chế,uy hiếp về tinh thần, ép buộc người chưa thành niên phạm tội, sống xa đọa. Việc đưa người chưa thành niên vào cuộc sống xa đọa là trường hợp đưa họ vào con đường thích lối sống hưởng thụ, nghiện thuốc phiện, ma túy, xem sách báo, phim ảnh đồi trụy.

Chứa chấp người chưa thành niên phạm tội là việc tạo điều kiện cho họ có chỗ ăn, chỗ ở, che dấu với mọi người xung quanh… gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý.

Như vậy có thể thấy, hành vi cho cháu ruột ở nhà của chú là hành vi vi phạm vào Điều 252 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 252 thì hành vi của chú có thể sẽ bị phạt tù từ một năm đến năm năm và có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề