Tội hiếp dâm là gì?

Posted on Tư vấn luật hình sự 485 lượt xem

Hiện nay, tình trạng xâm phạm đến an toàn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đang xảy ra là một vấn nạn gây nhiều bức xúc, tranh cãi trong xã hội. Việc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền dân sự của mỗi cá nhân không chỉ gây hậu quả xấu diễn ra vào thời điểm hiện tại đối với sức khoẻ, thể chất mà trong tương lai, sự xâm hại này còn gây nhiều hệ luỵ làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung hay tinh thần làm việc, sinh hoạt của cá nhân người bị hại, đặc biệt trong số đó phải liệt kê đến hành vi có dấu hiệu của tội danh “hiếp dâm” – giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.

Theo con số thống kê của Wonderslist, 2017, tội phạm “hiếp dâm” diễn biến rất phức tạp, xảy ra ở nhiều đối tượng cả về người vi phạm lẫn người bị hại và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như trong khu vực Đông Nam Á, Trung Phi… Với thực trạng như vậy, cần có chính sách pháp luật đầy đủ, phổ biến, toàn diện và có tính hiệu quả để làm giảm vấn nạn đang xảy ra ngày một đáng báo động.

Căn cứ pháp lý

– Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

tai xuong 1905041948370744 1

Luật sư tư vấn

Ở Việt Nam, pháp luật về hình sự qua các thời kỳ đã và đang có những cách thức tác động, điều chỉnh sao cho đúng người, đúng tội, không bỏ xót tội phạm đối với cá nhân có hành vi xâm phạm đến an toàn về sức khoẻ, tính mạng của người khác. Như vậy, đối với tội hiếp dâm, theo điều 141 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, việc truy cứ trách nhiệm hình sự đối với 1 cá nhân theo điều 141 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 phải đáp ứng đầy đủ một số dấu hiệu như:

• Chủ thể: được hiểu là người phạm tội phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Điều 12: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Theo đó, người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm tuy nhiên do đây là một vấn nạn lớn trong xã hội đương đại cho nên đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự có nhiều điểm khác biệt so với nhiều loại tội phạm khác. Bởi lẽ, căn cứ theo quy định tại điều 91 BLHS 2015 thì người từ 14 – 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm nếu vi phạm các khoản 2, 3 điều 141 BLHS (tức là thuộc một trong các trường hợp sẽ bị truy cứu TNHS với múc hình phạt là trên 7 năm tù) mà không có nhiều tình tiết giảm nhẹ ( được quy định tại điều 51 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 ) hoặc không tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả.

• Khách thể: xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Theo đó, liên quan đến hành vi hiếp dâm, hành vi này đã xâm phạm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại chương XIV Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

• Chủ quan: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với tội danh này, yếu tố “lỗi” được đặt ra phải là “lỗi cố ý” khi thực hiện hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

• Khách quan: là những hành vi được diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Đó là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Biểu hiện của hành vi hiếp dâm là người thực hiện hành vi vi phạm phải “dùng vũ lực” hoặc “đe doạ dùng vũ lực” hoặc”lợi dụng tình trạng không tự vệ được của nạn nhân – là trường hợp nạn nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại được” nhằm đáp ứng cho mục đích giao cấu hoặc “thủ đoạn khác giao cấu” hay “giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân”. Như vậy, tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức (chỉ cần có dấu hiệu về mặt hành vi). Từ những phân tích trên, tội “hiếp dâm” không bắt buộc người có hành vi vi phạm phải thực hiện xong hành vi giao cấu về mặt sinh lý mà chỉ cần người nào có hành vi dùng vũ lực, hay đe doạ dùng vũ lực để thực hiện hành vi giao cấu, hoặc hành vi quan hệ tình dục khác (bằng miệng…) với nạn nhân là tội phạm đã hình thành.

Trên đây là những phân tích của Công ty Luật Việt Phong về những vấn đề pháp lý có liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với tội phạm hiếp dâm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Vũ Quân

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Tội hiếp dâm là gì?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề