Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi buộc người lao động làm thêm giờ quá sức và bị tai nạn lao động.

Tóm tắt câu hỏi:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi buộc người lao động làm thêm giờ quásức và bị tai nạn lao động.

Xin chào công ty luật VIỆT PHONG em muốn nhờ công ty tư vấn giúp em . Ngày1/1/2015 chồng em phải làm tăng ca 16 tiếng bị tai nạn lao động mức 41%. Vì sứckhoẻ và kinh tế gia đình khó khăn nên chồng em làm đơn xin cho vợ vào làm cùngcho tiện bề công việc nhưng từ lúc nộp đơn được 2 tháng mà không thấy bên côngty phản hồi. Giờ em muốn kiện công ty đã gây thiệt hại về vật chất, tinh thầndo làm việc tăng ca quá nhiều mà không được sự hỗ trợ thoả đáng của công ty cóđược không ạ? Mong quý công ty tư vấn cho em , em xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: Lã Phương
trach nhiem cua nguoi su dung lao dong khi buoc nguoi lao dong lam them gio qua suc va bi tai nan lao dong 1702250821191498
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiluật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn,công ty luật Việt Phongxin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Lao động 2012;

– Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

– Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi buộc người lao động làm thêm giờ quá sức và bị tai nạn lao động.

Theo khoản 1 điều 104 luật Lao động 2012 có quy định thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Ngoài ra, tại điều 106 Bộ luật Lao động có quy định về làm thêm giờ như sau:

“1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Theo quy định trên, trường hợp của chồng chị công ty buộc anh làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của anh và số giờ là 16 tiếng quá 12 giờ trong một ngày là trái quy định pháp luật. Đối với hành vi trên, theo Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo trình bày của chị chồng chị bị tai nạn lao động do làm thêm giờ quá sức thì Luật lao động quy định chồng chị được hưởng những quyền lợi như sau:

“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Ngoài ra, tại điều 144 Luật lao động cũng quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Như vậy, công ty của chồng chị chỉ có trách nhiệm theo những quy định trên khi chồng chị bị tai nạn lao động nên chị không thể yêu cầu công ty cho chị vào làm cùng chồng và nếu chị yêu cầu mà công ty không giải quyết thì cũng công ty không trái pháp luật.
Tuy nhiên, nếu biết chồng chị bị tai nạn lao động mà công ty không thực hiện trách nhiệm theo điều 144 trên thì đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chồng chị.
Theo Nghị định 119/2014 của Chính phủ Khi đó chị có thể khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Trường hợp chị không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người sử dụng lao động thì chị có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính để được giải quyết.
Trường hợp chị không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 27 Nghị định này thì chị có quyền khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại và văn bản liên quan hoặc khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Trên đây là tư vấn củacông ty luật Việt Phongvề Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi buộc người lao động làm thêm giờ quá sức và bị tai nạn lao động.. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Triệu Ngoan

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi buộc người lao động làm thêm giờ quá sức và bị tai nạn lao động.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề