Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?

Tôi cũng như vài bạn khác có năm sinh 1957, 1958 đang làm việc cho cho Cty Bảo vệ Vincom. Đến năm 2018 là đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng Cty bảo là vẫn trưng dụng và đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn nên chúng tôi rất yên tâm làm viêc.Đùng một cái, Cty thông báo cho nghỉ việc vì không còn tuổi lao động.Và cách họ giải quyết  là:Ai chưa đóng đủ BHXH thì trợ cấp1,5 tháng lương. Còn tôi đủ lương hưu nên không trợ cấp.Tôi phản đối cho rằng: Trợ cấp 1,5 tháng lương là phí bồi thường HĐLĐ do Cty đơn phương chấm dứt HĐ, thì mọi người phải giống nhau, còn vấn đề đóng đủ hay thiêu BHXH là do cơ quan khác, không dính líu với HĐLĐ.Tôi nghĩ vậy là đúng hay sai ? Xin luật sư vui lòng tư vấn. Xin cám ơn !

Nguyễn Huân Tước

Bài viết liên quan:

Căn cứ pháp lý

-Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Bộ luật lao động năm 2012
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động năm 2012

dieu kien de don phuong cham dut hop dong lao dong sblaw

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về lao động, tại điều 38 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo đó, người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi thuộc một trong các trường hợp trên và phải báo trước cho người lao động biết trước một thời hạn nhất định. Nếu trong trường hợp người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động  không đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng( theo khoản 2 . Như vậy, nếu công ty muốn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do không đáp ứng điều kiện sức khỏe thì phải thỏa thuận với bạn. Tuy nhiên, công ty lại đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn và đồng nghiệp mà không có sự thỏa thuận, do vậy Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  trái luật và vì vậy, công ty phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Theo đó, nếu bạn không muốn tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa  vụ sau:

-Trả tiền lương những ngày đã làm, sổ bảo hiểm và những phúc lợi khác của bạn.

– Bồi thường một khoản tiền ít nhất bẳng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

– Được trả trợ cấp thôi việc 

– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho bạn một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước (Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp người lao động ốm đau và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng)

Như vậy, khi Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật  thì phải thực hiện nghĩa vụ trên, nếu công ty không thực hiện thì bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Trường hợp, công ty đó vi phạm thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề