Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn trên đường đi làm về

Tóm tắt câu hỏi:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Xin chào Luật sư! Chồng tôi làm công nhân ở khu công nghiệp Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. Trên đường đi làm về chồng tôi bị tai nạn giao thông. Vậy Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi có được hưởng trợ cấp gì từ công ty không ạ?

Người gửi: Hà Minh Tuyết (Vĩnh Phúc)

Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn trên đường đi làm về

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

 – Bộ luật Lao động năm 2012;

 – Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2/ Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về

Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012, “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định: “Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở”.

Như vậy, trường hợp chồng bạn bị tai nạn trên đoạn đường thường xuyên về nhà và trong khoảng thời gian cần thiết để về nhà tính từ khi kết thúc giờ làm việc thì tai nạn giao thông của chồng bạn cũng được xác định là tai nạn lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động và Quyền của người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012. Theo các quy định này, trong trường hợp chồng bạn bị tai nạn lao động, phía công ty mà chồng bạn làm việc phải có trách nhiệm sau:

 –  Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

 – Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

 – . Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động năm 2012.

Do trong thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi không nêu rõ nguyên nhân của vụ tai nạn, lỗi trong vụ tai nạn thuộc về ai cũng như mức độ thương tích của chồng bạn nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác về mức bồi thường mà chồng bạn có thể nhận. Tuy nhiên, dựa vào cách tính khoản bồi thường được quy định tại khoản 3 và 4 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012, bạn có thể tự áp dụng để tính khoản bồi thường mà chồng bạn có thể nhận được như sau:

“3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn trên đường đi làm về. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

LUẬT VIỆT PHONG – PHÒNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn trên đường đi làm về
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề