Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp lái xe thuê gặp sự cố tai nạn chết người

Tóm tắt câu hỏi:

Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp lái xe thuê gặp sự cố tai nạn chết người.

Kính gửi luật sư em muốn nhờ sự tư vấn của luật sư với ạ.
Chồng em có lái xe thuê cho một ông chủ,và 2 bố con ông chủ thuê chồng em lái. Trên đường đi, xe ô tô gặp sự cố mất phanh,chồng em có xử lý nhưng tốc độ xe lao dốc quá nhanh nên chồng em không xử lý kịp,rồi trước khi xe gặp sự cố chồng em có thông báo cho ông chủ là xe không xử lý được.ông chủ đã nhảy ra được khỏi xe an toàn còn lại trong xe có một cậu con trai và chồng em cùng xe rơi xuống vực. Hiện tại cậu con trai của ông chủ đã chết tại chỗ,còn chồng em thì bị gãy toàn bộ xương sườn bên phải,gãy xương bả vai.dập thận và tràn dịch phổi.
Luật sư tư vấn giúp em xem chồng em có phải bồi thường cho nhà chủ không và phải làm như thế nào ạ.em xin cảm ơn và mong sự tư vấn của luật sư ạ.
Người gửi: Bích Phương

lai xe thue gap su co tai nan chet nguoi 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiLuật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn,công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 1999;
– Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành;

2. Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp lái xe thuê gặp sự cố tai nạn chết người.

“2. Chủ sở hữu nguồn nguyhiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủsở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường,trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếmhữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không cólỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàndo lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trườnghợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác.

4. Trường hợp nguồn nguyhiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sửdụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu,sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bịchiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Tuy hiện tại Luật Dân sự 2015 đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên ta có thể áp dụng tương tự văn bản hướng dẫn của luật cũ khi tinh thần giữa hai điều luật không có sự khác biệt. Theo đó, tại mục III Nghị quyết 03/2006 có quy định:

Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểmcao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phảixác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ cóphải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác địnhai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ôtô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hạithì cần phải phân biệt:

– Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và đượctrả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó màA vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

– Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợpđồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B làngười chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếutrong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợpđồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tôđó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

Vì vậy, trường hợp của chồng bạn là chồng bạn được chủ sở hữu chiếc xe thuê lái xe có trả công chứ không phải chồng bạn thuê xe của chủ sở hữu nên theo quy định trên thì chồng bạn không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó, hơn nữa, khi xảy ra tai nạn chủ sở hữu chiếc xe đang là người thực tế sử dụng, chiếm hữu chiếc xe đó nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người thuê chồng bạn lái xe.
Mặt khác, Chủ sở hữu biết chiếc xe này có vấn đề nhưng vẫn cố tình để bạn đưa chiếc xe vào sử dụng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về chủ sở hữu chiếc xe do không ” tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.” và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn được quy định tại điều 204, Bộ luật hình sự năm 1999.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp lái xe thuê gặp sự cố tai nạn chết người. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp lái xe thuê gặp sự cố tai nạn chết người
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề