Trách nhiệm thế nào khi người chưa thành niên gây thiệt hại?

Posted on Tư vấn luật dân sự 247 lượt xem

Nhà bác tôi có thuê cháu Y – 13 tuổi chăn trâu giúp gia đình. Do mải chơi cháu Y để trâu ăn hết ruộng lúa nhà ông Thanh. Ông Thanh bắt bác tôi đền. Bác tôi thì cho rằng cháu Y là người phải đền cho bà Thanh. Hai bên phát sinh mâu thuẫn và đưa lên ủy ban xã giải quyết. Vậy tôi muốn hỏi tình huống trên có vi phạm pháp luật không? Hãy giúp tôi phân tích tình huống này. Xin cảm ơn.

Trần Vinh

Căn cứ pháp lý

– Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc

boi thuong 5

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Từ dữ kiện bạn chia sẻ, có thể thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường dân sự.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về dân sự, tại điều 603 BLDS 2015 quy định:

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Tuy nhiên căn cứ theo thông tin ban đầu là xuất hiện quan hệ lao động với người chưa thành niên ( dưới 15 tuổi ), trong trường hợp này theo quy định pháp luật về lao động, việc giao kết hợp đồng lao động với người từ 13 – 15 tuổi phải được lập thành văn bản ( đảm bảo điều kiện về hình thức khi giao kết ) và phải tuân thủ thêm 1 số điều kiện được quy định tại điều 164 BLLĐ 2012:

Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, liên quan đến nội dung khi giao kết hợp đồng lao động, người từ 13 – 15 tuổi được giao kết làm các công việc theo quy định tại điều 164 BLLĐ 2012:

Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hướng dẫn, bổ sung cho điều 164, tại Thông tư 11/2013 quy định:

II. DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC SỬ DỤNG NGƯỜI TỪ ĐỦ 13 TUỔI ĐẾN DƯỚI 15 TUỔI LÀM VIỆC
1. Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc.
2. Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế.
3. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.
4. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.
5. Nuôi tằm.
6. Gói kẹo dừa./.

Từ các căn cứ trên, trường hợp giao kết hợp đồng lao động mà không tuân thủ về hình thức và nội dung thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu, căn cứ theo 129 BLDS 2015 quy định:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra sẽ căn cứ theo điều 586 BLDS 2015 quy định:

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gia súc gây ra. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Thu Thuỷ

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề