Trẻ em dưới 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Trẻ em dưới 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị xử lý như thế nào?

Luật sư giúp em tư vấn vấn đề này với ạ. Thằng nhóc bên nhà hàng xóm năm nay 12 tuổi, chuyên đi ăn trộm vặt nhà em phải ít nhất 5 lần rồi. Gia đình em nói thì bố mẹ thằng nhóc nói là không làm gì được nó, trong khi không hề tỏ ra phải xin lỗi gia đình nhà em. Số tiền mà bên em bị mất mỗi lẫn cũng 100-200 nghìn thôi nhưng rất bực vì thái độ của nhà hàng xóm. Luật sư tư vấn giúp em giờ gia đình em nên làm gì và có phải không thể làm gì cậu bé kia được không khi cậu bé mới 12 tuổi?

Người gửi: Phạm Hoàng Vũ (Quảng Ninh)

Trẻ em dưới 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị xử lý như thế nào?

 

 Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009)

– Bộ luật dân sự năm 2005

– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

2/ Quy định pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự có quy định về phân loại tội phạm và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như sau:

“Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”

Đồng thời,  Điều 12 Bộ luật hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Pháp luật hình sự quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với các hành vi tương ứng và phân biệt căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội mà chia thành tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (Khoản 3, Điều 8 BLHS). Trong trường hợp này cậu bé hàng xóm 12 tuổi phạm tội trộm cắp tiền 5 lần, mỗi lần 200.000 đồng và không có dấu hiệu của tội phạm rất  nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nên cậu bé sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

Thông thường nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ có thể phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, tại Điềm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”. Do đó, cậu bé hàng xóm, ăn trộm tiền của gia đình bạn mới chỉ có 12 tuổi nên sẽ không phải chịu phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này.

Hành vi trộm cắp tiền của cậu bé gây thiệt hại cho người bị mất tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự 2005. Do đó, cậu bé này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn nếu gia đình bạn có đủ căn cứ về hành vi vi phạm để được hưởng bồi thường. Tại Khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự  quy định: “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”

Như vậy, Gia đình bạn có thể trao đổi trực tiếp với cha mẹ của cậu bé để giải quyết vấn đề này, tránh tình trạng tái đi tái lại hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu cha mẹ của cậu bé bồi thường thiệt hại về hành vi mà cậu bé gây ra.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về câu hỏi: Trẻ em dưới 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trẻ em dưới 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề