Trẻ em – những mầm non cần được bảo vệ

TRẺ EM – NHỮNG MẦM NON TƯƠNG LAI CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ

Từ lâu nay, mọi người luôn nói rằng “trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là chủ nhân sau này của đất nước”, sự phát triển sau này của đất nước sẽ được những trẻ em hôm nay xây dựng trong tương lai. Mang trong mình sứ mệnh to lớn như vậy, nhưng hiện tại trẻ em lại là đối tượng cần được bảo vệ, cần được quan tâm chăm sóc hơn hết vì trẻ em rất dễ bị tổn thương, rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nhưng trong thời gian gần đây, một thực tế rất đau lòng là trẻ em – đối tượng cần được bảo vệ, lại đang trở nạn nhân của nạn bạo hành.
bao hanh 1 1
Hiện nay, chỉ cần lướt qua những trang báo mạng, những tin tức đời sống hằng ngày, người ta cũng dễ dàng nhìn thấy những tin tức liên quan đến bạo lực trẻ em như “Vụ bạo hành trẻ em ở Đắk Nông” với đoạn 1 đoạn clip ghi lại hình ảnh 1 bé khoản 2 tuổi bị một  người phụ nữ lớn tuổi có những hành động hành hạ bé giữa trời giá rét, hay như “vụ bé trai 10 tuổi bị chính bố và mẹ kế bạo hành trong suốt 2 năm phải bỏ trốn đến nhà ông bà nội”,….Đây chỉ là những vụ việc gần nhất được phát hiện, có lẽ còn nhiều những vụ việc bạo lực trẻ em mà chưa được mọi người biết đến, chưa được xử lý một cách nghiêm minh. 
Hậu quả của những vụ bạo lực trẻ em không chỉ là những vết thương, nỗi đau hằn trên da thịt của trẻ mà còn là tổn thương, là nỗi ám ảnh mà tâm hồn non nớt của một đứa trẻ phải gánh chịu. Gia đình là nơi mà trẻ nhận được nhiều sự yêu thương, chăm sóc nhất nhưng đối với một số trẻ lại nỗi đau khi phải chịu sự hành hạ của chính những người thân trong gia đình. Và hành vi hành hạ trẻ em của một số trường mầm non, cơ sở giữ trẻ kiến cho dư luận xã hội vô cùng bức xúc, và chưa bao giờ sự an toàn của trẻ lại bị xâm phạm đến mức báo động như hiện nay.
bao hanh 2
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 thì bạo lực trẻ em được định nghĩa:
“Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.”
Đối với hành vi bạo lực trẻ em, pháp luật đã có những quy định về xử phạt như sau:

Về xử lý hình sự:

Điều 104 Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, tùy vào mức độ thương tật trên người trẻ mà những người có hành vi bạo hành trẻ sẽ có những mức khung hình phạt khác nhau. Đến Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội này được quy định tại Điều 134, và đã có những thay đổi nhất định. Sự thay đổi lớn nhất là có sự quy định rõ ràng hơn về hành vi và hậu quả cấu thành tội phạm, nhưng nhìn chung thì mức khung hình phạt không có sự thay đổi quá nhiều. Và những người thực hiện tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đơn yêu cầu.
Ngoài ra đối với những trẻ em bị bạo lực trong chính gia đình của mình thì những người thực hiện hành vi này còn phải bị truy cứu về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Điều 151 BLHS 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”
BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định tại Điều 185 đã có sự quy định rõ ràng, chi tiết hơn về tội này, khung hình phạt cũng đã được nâng lên so với quy định trước đây.
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Đối với tội này thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự không cần phải có đơn yêu cầu bị hại hoặc người đại diện của bị hại.

Về xử lý hành chính:

Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi ngược đãi trẻ em:
“…
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”
Như vậy, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi ngược đãi trẻ em như: Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em chỉ là từ 5-10 triệu đồng.

Về trách nhiệm dân sự:

Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe của người khác:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) … 
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Trên đây là những quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi bạo lực trẻ em, nhằm xử lý những vi phạm xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, những mức phạt này còn thấp so với tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi dù là trách nhiệm hình sự hay là xử lý vi phạm hành chính. Tính giáo dục, răn đe của việc xử phạt còn chưa đạt được hiện quả và cần được xử phạt nghiêm minh hơn. Bên cạnh đó, cũng cần phải có những cơ chế phù hợp để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn những hành vi bạo hành trẻ sớm nhất có thể, mà không phải khi sự việc đã diễn ra lâu dài, gây nên những hâu quả đau lòng như hiện nay.
Người thực hiện: Văn Tuyết

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Trẻ em – những mầm non cần được bảo vệ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề