Trường hợp chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản

Tội trộm cắp tài sản hay tội cướp tài sản là một trong những tội được quy định ở Bộ Luật hình sự 2015, những tội này đều có cấu thành riêng, đặc trưng riêng biệt từng loại tội. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải lúc nào các tình huống phạm tội cũng rõ ràng để xác định hai tội này. Vì thế có đặt ra vấn đề chuyển hóa tội phạm từ trộm tài sang cướp tài sản. Sau đây Luật Việt Phong sẽ tư vấn về vấn đề chuyển hóa tội phạm này.
Bài viết liên quan:
Căn cứ pháp lý: 
– Bộ luật hình sự 2015
– Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

tai xuong 1 210628084803257393300 1

Luật sư tư vấn:

Để làm rõ được vấn đề chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp tài sản sang cướp tài sản thì trước tiên cần hiểu rõ được bản chất về cấu thành tội phạm của hai tội này, đặc biệt là sự khác nhau về hành vi của hai tội. 
Căn cứ theo quy định của Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 về Tội trộm cắp tài sản:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

Như vậy, theo điều này, hành vi trong tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết để phạm tội.
 
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015:
 
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Tội cướp tài sản có hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt là hành vi chiếm hữu với mong muốn dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người khác thành tài sản của mình trái pháp luật và trái ý chí của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. và song song trong suốt quá trình chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ, phương tiện khác) để chủ động tấn công người có tài sản, hoặc người khác; hành động tấn công này có khả năng gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại hoặc công khai để cho người bị tấn công biết.
Như vậy rõ ràng có sự khác nhau ở dấu hiệu hành vi của hai tội trên. Nếu như tội trộm cắp tài sản là lén lút, bí mật việc chiếm đoạt tài sản thì cướp tài sản lại là công khai, dùng vũ lựa với người khác để chiếm đoạt tài sản.
Nhưng trong một số trường hợp tội trộm cắp tài sản chuyển hóa thành cướp tài sản trong một số trường hợp như sau:
Thứ nhất: Nếu là trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản nhưng bị nạn nhân phát hiện hay người khác phát hiện, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực hay đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được thì cần định tội là cướp tài sản.
Thứ hai: Nếu là trường hợp kẻ phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản rồi, nhưng chủ tài sản họăc người khác đã lấy lại được tài sản đó hoặc đang giành giật tài sản còn ở trong tay kẻ phạm tội, mà kẻ phạm tội dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực để chiếm đoạt tài sản cho bằng được, thì cần định tội là cướp tài sản. 
Tuy nhiên cũng cần phân biệt chuyển hóa từ trộm cắp tài sản sang cướp với hành vi “hành hung để tẩu thoát. Mục 6 Phần I, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định về tình tiết “Hành hung để tẩu thoát” của tội trộm cắp tài sản như sau:

6.1. Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.

Như vậy, để phân biệt được chuyển hóa từ tội trộm sang tội cướp tài sản ta cần hiểu rõ về bản chất hành vi mà người phạm tội thực hiện. Điều này giúp cơ quan có thẩm quyền định tội được đúng tội danh, bảo vệ quyền con người, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
 
Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về chuyển hóa tội phạm từ trộm cắp tài sản sang cướp tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng mọi người có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà

Để được giải đáp thắc mắc về: Trường hợp chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề