Tự do lập hội có vi phạm pháp luật?

Tóm tắt tình huống:

Tôi và nhóm bạn của mình có thành lập: Hội anh em câu cá Cửu Long, chỉ tập trung lại để cùng thỏa mãn niềm vui câu cá và có liên hoan sau mỗi buổi câu. Ngày 22/6, khi chúng tôi đi câu về thì có liên hoan tại nhà tôi. Đến 9h, có 2 đồng chí công an xã đến nói chúng tôi ăn nhậu mất trật tự, nói chúng tôi vi phạm pháp luật. Chúng tôi đã xin lỗi về việc ăn nhậu hò hét ảnh hưởng đến hàng xóm nhưng các đồng chí công an yêu cầu chúng tôi giải tán hội vì vi phạm pháp luật, lần sau bắt được sẽ xử phạt. Vậy chúng tôi lập hội có sai hay không? Nếu không sai thì công an ngăn cấm có phạm tội hay không? Mong luật sư giải đáp.
Người gửi: Hứa Vĩnh Long
images 17072116102130567 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh, cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Luật quy định quyền lập hội 1957;
Nghị 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;

2/ Tự do lập hội có vi phạm pháp luật?

Tự do lập hội là quyền của công dân, nước pháp luật và Nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận và bảo vệ các hội, nhóm, tổ chức được thành lập và hoạt động đúng quy định của pháp luật. Quy định tại Điều 1,2 Luật quy định quyền lập hội 1957: 
Điều 1.
Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta.
Điều 2.
Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật.
Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.
Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác.
Điều 3.
Để bảo đảm việc lập hội có mục đích chính đáng, bảo vệ và củng cố chế độ dân chủ nhân dân, lập hội phải xin phép.
Thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định.”
Hiến pháp Việt Nam– văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia quy định tại Điều 25 như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập hội như sau:
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở;
4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Theo thông tin anh cung cấp, các anh đã thành lập hội và đi vào hoạt động nhưng không rõ đã xin phép thành lập đúng quy định hay chưa? Nếu các anh chưa thành lập đúng quy định về lập hội thì cơ công an yêu cầu tự giải tán là đúng pháp luật; nếu đã xin phép và có quyết định thành lập của chính quyền địa phương thì việc cản trở thành lập, hoạt động của nhóm các anh sẽ vi phạm Điều 129 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân:
“1. Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một  năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Tự do lập hội có vi phạm pháp luật? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tự do lập hội có vi phạm pháp luật?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề