Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. Việc công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của thoả thuận này. Nhận thức được những vướng mắc của khách hàng trong vấn đề này, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhanh chóng, uy tín, chất lượng.
962 1

1. Vì sao nên sử dụng dịch vụ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của Luật Việt Phong?

Luật Việt Phong cung cấp tới quý khách sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm xung quanh nhu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế.
Nhanh chóng nhận được thành quả của việc công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế mà vẫn tiết kiệm tối đa thời gian, công sức: Mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên của chúng tôi soạn thảo, chuyển tới cho khách hàng ký kết và đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật Việt Phong cũng cung cấp dịch vụ liên quan trong lĩnh vực dân sự.

2. Hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
– Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu, bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện nếu là người đại diện của người được hưởng di sản thừa kế.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản của những người được hưởng di sản thừa kế (người yêu cầu chứng thực tự soạn thảo, hoặc yêu cầu phòng Tư pháp cấp huyện soạn thảo) đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản thừa kế đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người được hưởng di sản thừa kế.
– Di chúc của người để lại di sản thừa kế (trong trường hợp có di chúc mà di chúc không xác định rõ phần di sản của từng người).

3. Luật Việt Phong thực hiện dịch vụ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Bước 1: Tư vấn pháp lý sơ bộ về việc đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh. Hồ sơ được ghi nhận cụ thể tại Mục 2
Bước 3: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng. Đồng thời, kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ và tiến hành sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng:
– Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
– Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
– Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Bước 4: Đại diện khách hàng nhận kết quả và trao tận tay cho khách hàng