Ngày nay cùng với sự phát triển giao lưu giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, tình trạng hôn nhân, sinh con giữa hôn nhân giữa người Việt Nam với nhau và công dân Việt Nam với người nước ngoài ngoài lãnh thổ Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Khi đã có con chung nhưng chưa đăng ký khai sinh cho con tại nước sở tại và có nhu cầu hồi hương, cha mẹ là người Việt Nam hoặc trường hợp cha hoặc mẹ là người Việt Nam phải tiến hành đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam. Vậy thủ tục đăng ký khai sinh như thế nào? Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam, giúp quý khách giải quyết mọi băn khoăn, trăn trở khi trở về Việt Nam cư trú.
941 1

1. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam

– Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.
– Tờ khai theo mẫu quy định;
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có; Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.

2. Trình tự thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Ủy ban nhân dân cấp huyện)
Bước 2: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ:
– Nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
– Hồ sơ đăng ký khai sinh sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. 
Bước 3: Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Luật Việt Phong thực hiện việc tư vấn đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam như thế nào?

– Tư vấn đầy đủ các quy định pháp lý về đăng ký khai sinh: quyền đăng ký khai sinh, hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh…
– Hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc cụ thể trong thủ tục đăng ký khai sinh theo yêu cầu: nơi nộp hồ sơ, cách chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam…
– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục, giấy tờ sau đăng ký khai sinh.

4. Luật Việt Phong cung cấp những dịch vụ có liên quan