Ngày này cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, việc giao lưu, kết bạn đã mở rộng tới phạm vi ngoài biên giới Việt Nam và nhu cầu kết hôn giữa những chủ thể này cũng ngày càng phổ biến. Pháp luật nước ta cũng ngày càng có những quy chế thuận lợi cho việc kết hôn giữa những chủ thể này, tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển hợp pháp của nhu cầu kết hôn của người nước ngoài với công dân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy làm cách nào để hợp pháp hoá mối quan hệ hôn nhân này theo quy định pháp luật Việt Nam? Luật Việt Phong hân hạnh gửi tới quý khách dịch vụ tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài uy tín, hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
821 1

1. Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:
Kết hôn giả tạo;
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

– Tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất theo mẫu.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt Nam được cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
– Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hay tại nước ngoài cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
– Bản sao Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam, Thẻ Thường trú/ Thẻ tạm trú/ Chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú/ tạm trú tại Việt Nam đăng ký kết hôn với nhau.
– Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.

3. Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Bước 1: Một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Sở Tư pháp
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp có trách nhiệm:
– Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam, nữ tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. 
– Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước;
– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Sở Tư pháp xác minh làm rõ.
Trường hợp xét thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an thì Sở Tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, kèm theo bản chụp hồ sơ đăng ký kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp đề nghị xác minh. Thời hạn xác minh là 07 ngày làm việc. Hết thời hạn đó mà chưa có văn bản trả lời thì Sở Tư pháp vẫn hoàn tất hồ sơ, đề xuất ý kiến trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề đã yêu cầu cơ quan công an xác minh.
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Tư pháp để thông báo cho hai bên nam, nữ.

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam của Luật Việt Phong

Quý khách sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp về những vấn đề xung quanh việc kết hôn với người nước ngoài: điều kiện, hồ sơ, thủ tục và cả những vấn đề liên quan sau kết hôn: Khai sinh cho con, đặt tên cho con…
Nhanh chóng nhận được thành quả của việc đăng ký kết hôn sau khi nhận được sự tư vấn tận tình, chuyên nghiệp của đội ngũ luật sư, chuyên viên của chúng tôi: Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp có yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 10 ngày.
Quý khách cũng sẽ được cung cấp hệ thống văn bản pháp luật liên quan hoàn toàn miễn phí.