Những năm gần đây, văn hóa đọc đang được người dân chú trọng phát triển trở lại khiến cho tiềm năng lợi nhuận của ngành xuất bản khá cao. Ai trong chúng ta khi đọc sách, báo hay tạp chí cũng được tiếp cận với thông tin nhà xuất bản hoặc là nghe nói đến những nhà xuất bản quen thuộc như nhà xuất bản lao động, nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản kim đồng,…Vậy nhà xuất bản được thành lập như thế nào và cần những điều kiện gì?  Làm thế nào để chắc chắn mọi thủ tục pháp lý? Giải đáp thắc mắc của quý khánh hàng, công ty Luật Việt Phong cung cấp một số thông tin cần thiết về thủ tục cấp Giấy phép thành lập nhà xuất bản như sau:
339 1

1. Điều kiện thành lập nhà xuất bản

* Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
– Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản:
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
+  Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
– Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
* Điều kiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
– Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
– Có trụ sở (diện tích từ 200m2 sử dụng trở lên), nguồn tài chính (có ít nhất 05 tỷ đồng) và có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản. 
– Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản 

* Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (Mẫu số 01 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông);
– Đề án thành lập nhà xuất bản (Mẫu số 02 – Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông);
– Các giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 bao gồm:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
+ Bản trích sao quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản của ngành hoặc địa phương;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hoặc tương đương;
+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo nhà xuất bản;
+ Văn bản chứng minh về nguồn vốn dự kiến cấp cho nhà xuất bản hoặc giấy tờ tương đương.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Trình tự thực hiện

Bước 1: Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông thông qua 1 trong 3 hình thức sau: Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính, nộp qua hệ thống bưu chính hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

4. Dịch vụ Luật Việt Phong cung cấp

– Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng cho quý khách hàng có điều kiện thời gian đến trụ sở công ty Luật Việt Phong yêu cầu tư vấn;
– Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: Quý khách hàng ở xa hoặc không có thời gian đến tư vấn trực tiếp có thể liên hệ tổng đài luật sư 1900 6589, Quý khách hàng chỉ cần nhấc điện thoại và Gọi 1900 6589 sau khi kết nối sẽ được luật sư tư vấn chu đáo, tận tình theo quy định pháp luật;
– Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư luatsu@luatvietphong.vn Luật sư tiếp nhận thông tin và phản hồi tư vấn trong vòng 03 ngày làm việc;
– Soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; 
– Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục khi khách hàng có nhu cầu.