Tự vệ khi bị đánh có bị xử lý hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tự vệ khi bị đánh có bị xử lý hình sự không?

Thưa luật sư, tôi và em tôi đang đi trở lúa ở đồng về, đang đi trên đường thì gặp một chiếc xe đầu dọc đi ngược chiều, em tôi tránh về một bên cho xe kia đi trước thì có một thanh niên đang ngồi bên dìa đường cầm điện thoại bấm đèn rọi vào mặt em tôi, em tôi bảo “em ơi tắt đèn đi cho anh đi cái” thì thanh niên B đó liền đứng dậy chửi em tôi và đánh em tôi vào mặt luôn. Trong khi đó em tôi đang ngồi trên xe lúa, có một thanh niên khác chạy lại ôm cổ em tôi cho B đánh, khi tôi chay lại can thì B đánh luôn tôi. rồi B lại quay lại đánh em tôi nữa em tôi không làm gì được thì thấy bên đường có cái tay quay của xe đầu dọc liền lấy đập vào đầu B bị chảy máu mẹ của B đang ở nhà chạy ra và không biết thế nào lại ra đánh tôi , rồi cả 2 mẹ con cứ đánh vào đầu tôi. Luật sư cho em hỏi em trai em có bị tội cố ý gây thương tích không?

Người gửi: Lê Văn Lương (Hải Phòng)

Tự vệ khi bị đánh có bị xử lý hình sự không?

Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

2/ Tự vệ khi bị đánh có bị xử lý hình sự không?

Theo thông tin bạn cung cấp, việc B đánh em bạn và bạn là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Việc em bạn lấy cái quay tay của xe đầu dọc đập vào đầu B khi bị B đánh có thể được xem là phòng vệ chính đáng hoặc đó là hành vi cố ý gây thương tích phải căn cứ vào những quy định của pháp luật và tình hình thực tế lúc em bạn thực hiện hành vi đó.

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Điều 15. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị quyết 02-HĐTP-TANDTC/QĐ năm 1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

“- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;

– Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;

– Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Cần thiết không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe doạ gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại; cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xẩy ra sự việc v.v… Đồng thời cũng phải chú ý yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và đã gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không cần thiết và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là cần thiết thì đó là phòng vệ chính đáng.”

Em trai bạn đang bị B đánh, tình thế lúc đó không thể làm gì khác nên lấy cái quay tay của xe đầu dọc đập vào đầu B cũng nhằm bảo vệ bản thân, nhằm đẩy lùi sự tấn công, chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho mình. Tuy nhiên, hành vi của em trai bạn dẫn đến hậu quả là B bị chảy máu. Do đó, để xác định hành vi của em trai bạn là hành vi phòng vệ chính đáng hay là hành vi cố ý gây thương tích, phải xác định hành vi chống trả của em bạn có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không. Việc xác định này phải căn cứ vào các quy định trên và kết quả của cơ quan điều tra thông qua việc xác minh tại hiện trường, lấy lời khai.. và phải dựa vào mức độ thương tật của B.

Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả mọi mặt, nếu xét thấy hành vi chống trả của em trai bạn là cần thiết và phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại của B thì đó là hành vi phòng vệ chính đáng. Khi đó, em bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như hành vi chống trả của em trai bạn được xét là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và nếu tỷ lệ thương tật của bên bị hại từ 31% trở lên thì em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”

Tuy nhiên, do nhằm mục đích phòng vệ nên nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì em bạn vẫn được giảm mức hình phạt.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về câu hỏi Tự vệ khi bị đánh có bị xử lý hình sự không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Tự vệ khi bị đánh có bị xử lý hình sự không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề