Từ vụ mì Hảo Hảo – Hảo Hạng đến 3 lý do để bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Posted on Tư vấn luật SHTT 302 lượt xem

Cho đến nay, có thể khẳng định thế ký 21 là thế kỷ bùng nổ về mọi thứ, nó có thể coi là bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế của loài người. Nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như quốc tế có sự phát triển thịnh vượng và mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện ở chỗ có nhiều ngành nghề kinh doanh hơn, các sản phẩm phục vụ cho loài người liên tục được phát minh, sáng tạo… Và để phân biệt được các sản phẩm đó, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức đã xây dựng và phát triển các sản phẩm của mình có sự khác biệt, mới mẻ để cạnh tranh với các sản phẩm khác.

Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ ra đời nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với các sản phẩm của mình. Tránh gây nhầm lẫn với các sản phẩm khác, nhưng lợi ích của nó đem lại là rất to lớn không chỉ đối với người sản xuất mà còn đối với người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn hiệu không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng ở hiện tại thì vai trò của nó là rất to lớn. Trong bài viết này Luật Việt Phong sẽ chỉ ra 5 lý do để bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

pepsilogo 1

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

1. Tắm lá chắn từ pháp luật

Bảo hộ nhãn hiệu, tức là thực hiện các thủ tục để được cơ quan nhà nước công nhận mẫu mà, hình thức của sản phẩm của mình. Điều này cũng có nghĩa, 1 nhãn hiệu khác của một công ty khác nếu như có trùng với nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký bảo hộ thì đồng nghĩa sẽ bị loại bỏ. Có nghĩa rằng, trên thị trường bạn là độc nhất vô nhị. Khi được pháp luật bảo vệ, tức là bạn cũng có quyền được lên tiếng để ngăn chặn các hành động xâm phạm đến nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký. Vụ việc mì Hảo Hạng bị công ty cổ phần acecook Việt Nam tố cáo vì có hành vi sử dụng nhãn hiệu mì ăn liền Hảo Hạng có nhiều điểm gây nhầm lẫn và tương tự với nhãn hiệu mì Hảo Hảo là một trong những vụ việc điển hình về tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa. Qua vụ việc trên chúng ta có thể thấy việc bảo hộ nhãn hiệu có vai trò thế nào đối với mỗi sản phẩm của mình khi đưa ra ngoài thị trường. Nếu như 1 sản phẩm đã được sự tin dùng của người sử dụng tuy nhiên họ lại chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa đó với cơ quan nhà nước thì đây có thể coi là một thiếu sót vô cùng lớn đối với doanh nghiệp đó. 

2. Nâng cao chiến dịch Marketing cho sản phẩm và doanh nghiệp

Bàn luận đến vấn đề này tôi có thể lấy 1 ví dụ điển hình nhất về công ty Apple: Biểu tượng logo của apple là quả táo cắn dở. Và cứ nhắc đến quả táo cắn dở, hoặc quả táo thì người ta đã nghĩ ngay đến Apple. Công ty Apple có thể coi như 1 hình mẫu về sự hoàn hảo trong chiến dịch marketing của mình với nhãn hiệu trong mỗi sản phẩm của mình. Sức mạnh của nó ghê gớm đến mức rất nhiều các sản phẩm “nhái” ăn theo nhãn hiệu Apple, ví dụ như: Dép có biểu tượng quả táo, Cặp có biểu tượng quả táo, Đồng hồ hình quả táo cắn dở…Trở lại vấn đề của bài viết, trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp thì việc có nhãn hiệu đồng nghĩa với việc người dùng nghĩ tới nhãn hiệu sẽ nhớ tới sản phẩm, nhớ tới công ty…chứ chẳng bao giờ người ta lại nhớ Công ty TNHH ABC có những sản phẩm nào…Như vậy, khi bạn bảo hộ nhãn hiệu, bạn sẽ thấy được lợi ích của nó trong việc quảng bá sản phẩm của mình, đó là điểm phân biệt lớn nhất với các sản phẩm cùng loại, đồng thời cũng cho người dùng biết đâu là sản phẩm của công ty mình, đâu là hàng giả hàng nhái…

3. Tránh gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác

Việc bảo hộ thương hiệu  là cần thiết bởi vì các khách hàng sử dụng sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu như logo, tên doanh nghiệp và slogan để xác định một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, một khách hàng có thể chọn một lon Pepsi ra khỏi kệ bằng cách sử dụng logo Pepsi như là phương tiện duy nhất xác định do kinh nghiệm.

Một nhà sản xuất nước giải khát chung chung có thể muốn đăng ký và sử dụng một logo tương tự để đánh cắp hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng trung thành của Pepsi vào mua sản phẩm của mình. Luật sở hữu trí tuệ sẽ ngăn chặn hành động này bằng việc từ chối đăng ký cho một khả năng gây nhầm lẫn. Nếu công ty đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm mà không cần đăng ký, Pepsi có thể khởi kiện bồi thường thiệt hại tại tòa án.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Từ vụ mì Hảo Hảo – Hảo Hạng đến 3 lý do để bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề