Tự ý photocopy sách để bán bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật SHTT 612 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: Tôi có mở một quán photocopy, thông thường chỉ photo tài liệu mà khách hàng yêu cầu từ bản gốc của họ. Tuy nhiên, tôi dự định photo một số giáo trình và sách cho học sinh mua luôn. Có người nói với tôi như vậy là trái pháp luật. Xin hỏi luật sư, điều này có đúng không? Nếu vậy thì mức xử phạt như thế nào ạ? Cám ơn luật sư!  
Người gửi: Quang Hà
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật sở hữu trí tuệ 2005(sửa đổi, bổ sung năm 2009)
– Nghị định159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phậm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

2/ Tự ý photocopy sách để bán bị xử lý như thế nào?

Giáo trình, sách là những tác phẩm của sự sáng tạo trí tuệ. Vì vậy đây là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là quyền tác giả. Theo đó, quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Về thời điểm bảo hộ đối với các tác phẩm nêu trên được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định để đảm bảo quyền lợi chung của chủ thể trong xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội thì pháp luật cũng quy định một số trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Cụ thể, Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
…….
3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
Liên quan đến trường hợp của bạn về vấn đề sao chép tác phẩm chúng tôi phải nhấn mạnh rằng pháp luật cho phép “Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân” hoặc “Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu”. Tuy nhiên, theo trường hợp của bạn là sao chép nhiều bán nhằm mục đích bán hay nói cách khác là thu lợi nhuận. Vì vậy, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể, hành vi này có thể bị xử lý theo điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định159/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ký hợp đồng in nhưng số lượng xuất bản phẩm thể hiện trong hợp đồng vượt quá so với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
b) Sử dụng máy photocopy và các thiết bị in khác để nhân bản trái phép báo chí, xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh hoặc lưu hành rộng rãi;”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Tự ý photocopy sách để bán bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Tự ý photocopy sách để bán bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề