Uống rượu gây ra thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tóm tắt câu hỏi:

Uống rượu gây ra thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xin chào luật sư, con tôi năm nay 22 tuổi, con tôi đi học xa về, hôm qua bạn bè nó có gặp mặt rồi kéo nhau vào quán lẩu ăn uống, con tôi không có uống được rượu nhưng bạn nó ép nó uống, vì tính cả nể nên nó đã cố uống vài chén. Lúc ra về, đi được vài bước, do uống say loạng choạng nên đã không may xô vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ngồi ăn khiến họ bị bỏng nặng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: con tôi có bị truy cứu về tội gì không? Nó có phải bồi thường thiệt hại không? Và người đã ép nó uống rượu có phải cùng con tôi bồi thường không ạ? Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Người gửi: Nguyễn Thị Hà (Ninh Bình)

nhau

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của chị công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:

1. Căn cứ pháp luật

– Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Bộ luật dân sự năm 2005.

2. Uống rượu gây ra thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo như thông tin mà chị cung cấp, con chị vì uống rượu say, không làm chủ được hành vi của mình nên đã không may xô vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ngồi ăn khiến họ bị bỏng nặng. Trong trường hợp này, mặc dù bạn của con chị cố ý ép con chị uống nhưng con chị hoàn toàn có thể từ chối. Con chị không uống được rượu nhưng vì nể bạn mà uống say, gây thiệt hại cho người khác thì con chị phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả từ hành vi của mình gây ra. Căn cứ điều 14 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Theo đó, con chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điều 108 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người do cẩu thả mà không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước, hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được:

Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Vì chị chưa cung cấp thông tin đầy đủ và cụ thể nên chúng tôi không thể xác định được diện tích bỏng như thế nào, tỷ lệ thương tật của mỗi nạn nhân bị bỏng là bao nhiêu phần trăm. Do đó, nếu như tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên, thì con chị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và con chị có thể bị áp dụng hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

3. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra.

Căn cứ khoản 1 điều 604 BLDS:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Căn cứ điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2005:

“1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”

“2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này do con chị đã vô ý xâm phạm sức khỏe của người khác, làm nạn nhân bị bỏng nên phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Việc bồi thường phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể như sau:

“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3.  Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”

Đối với trường hợp bạn của con chị – người đã ép con chị uống rượu sẽ không có trách nhiệm liên đới với con chị để bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Bởi lẽ, Theo khoản 2 Điều 615 BLDS 2005:

“Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của họ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”.

Trong trường hợp này, bạn của con chị chỉ nài ép con chị uống. Con chị hoàn toàn có thể từ chối nhưng do quá nể bạn, con chị đã uống, tức con của chị đã tự đặt mình vào tình trạng say. Vì vậy, người bạn này sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do con chị gây ra. Nếu trong trường hợp cậu bạn đó dùng vũ lực, hoặc đe dọạ để cưỡng ép con chị uống rượu, hoặc lừa dối dẫn đến việc con chị mất khả năng kháng cự mà uống say thì mới đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bạn đã ép con chị uống rượu.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề uống rượu gây ra thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Uống rượu gây ra thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề