Ưu tiên tuyển dụng người lao động là “Người nhà” vi phạm pháp luật hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Ưu tiên tuyển dụng người lao động là “Người nhà” vi phạm pháp luật hay không?

Hiện nay, sau một thời gian tìm việc và nộp hồ sơ xin việc, tôi thấy ở mội số doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước ưu tiên tuyển dụng người nhà vào làm việc. Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi như vậy có vi phạm pháp luật lao động hay không? Cảm ơn luật sư.

Người gửi: Lê Minh Hùng (Quảng Ninh)

Ưu tiên tuyển dụng người lao động là

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Luật cán bộ, công chức năm 2008;

– Luật viên chức năm 2010;

– Thông tư  số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;

– Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 của chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

2/ Pháp luật và vấn đề ưu tiên tuyển dụng người lao động là “người nhà”

Về vấn đề anh thắc mắc. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật lao động có quy định về quyền người lao động như sau: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”.

Đồng thời, căn cứ Khoản 1 Điều 8 luật này quy định Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động như sau:

” Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.”

Như vậy, với quy định pháp luật việc ưu tiên tuyển dụng người quen, người thân vào làm việc là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi phân biệt đối xử người lao động này cần phải được cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, tránh hình thành những tiền lệ xấu trong việc tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp Nhà nước.

Vấn đề ưu tiên tuyển dụng người quen biết là hành vi vi phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động, ngoài ra còn được quy định tại nhiều bộ luật khác nhau:

 Vi phạm nguyên tắc “Bảo đảm tính cạnh tranh” quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật cán bộ, công chức 2008 và Khoản 2 Điều 21 Luật viên chức 2010.

Vi phạm Thông tư  số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 về: Điều kiện xét tuyển đặc cách (Điều 7)

Vi phạm nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 cẩu chính phủ (Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức) với nội dung về: Nội dung và hình thức thi (Điều 7);  Cách tính điểm thi tuyển dụng viên chức (Điều 9)

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề : Ưu tiên tuyển dụng người lao động là “Người nhà” vi phạm pháp luật hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Ưu tiên tuyển dụng người lao động là “Người nhà” vi phạm pháp luật hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề