Vận chuyển cần sa thì bị xử phạt như thế nào?

Tóm tắt tình huống:

Chào luật sư! Anh tôi năm nay 25 tuổi. Trong cơn mưa đầu hạ rả rích, trên chiếc xe máy đã theo mình suốt quãng đời sinh viên anh đang đi làm và cũng mang theo tội lỗi của thế hệ trẻ Việt Nam trong cốp xe. Vâng anh tôi bị bắt cũng chính vào đêm định mệnh ấy vì tội vận chuyển ma túy (lá cần sa khô) khối lượng là 200g. Đêm hôm đó quả thật là ác mộng với gia đình tôi, anh được ăn học tử tế là người có học thức nhưng chỉ vì chút đam mê bồng bột của tuổi trẻ mà sa ngã. Vậy xin hỏi hình thức sử phạt với anh trai tôi là như thế nào?
Người gửi: Hồng Hạnh
marijuana arrest pot legal

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Bộ luật Hình sự năm 1999;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Phòng, chống bạo lực gia đình;
– Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

2. Vận chuyển cần xa thì bị xử phạt như thế nào?

Theo mục 3.1 mục II thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì định nghĩa “Vận chuyển chất ma túy” được hiểu là:
 “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.”
Trong trường hợp trên thì khi bị bắt, cơ quan phát hiện trong cốp xe có cần sa. Hành vi này của anh bạn được coi là “vận chuyển chất ma túy”, tùy tính chất mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Căn cứ mục 3.6 phần 2 tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì:
“3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.”
Có thể hiểu, nếu thuộc 1 trong các trường hợp từ điểm a đến điểm g mục 3.6 này thì người có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 theo điểm a khoản 1 điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trường hợp trọng lượng chất ma túy vượt quá mức quy định tại mục 3.6 phần 2 của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy .theo quy định tại khoản 1 Điều 194 của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Điểm khác biệt giữa hai khung hình phạt này là trọng lượng chất ma túy mà chủ thể vận chuyển.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Vận chuyển cần xa thì bị xử phạt như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Mai Đức Quý

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vận chuyển cần sa thì bị xử phạt như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề