Vận chuyển gỗ trái phép bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật hành chính 418 lượt xem

Luật sư cho tôi hỏi: câu 1: nhóm gỗ nào là nhóm không quý, hiếm? 
câu 2, nếu có 1 người vận chuyển 7,0 m3 gỗ thuộc nhóm 4 và không có nguồn gốc hợp Pháp thì cấp nào sẽ được quyền xử phạt và hồ sơ ban đầu về vi phạm hành chính bao gồm những loại nào nhỉ! rất mong được sự giúp đỡ của luật sư. em xin chân thành cảm ơn ạ!

Vàng Mí Chá

Căn cứ pháp lý

-Quyết định 2198-CNR ban hành bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước 
-Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và phạt triển lâm sản.
-Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Từ dữ kiện bạn chia sẻ, có thể thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến phân loại các loài gỗ.

Pháp luật nước ta có sự phân loại gỗ, trong đó các loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm IA và IIA theo điểm a, b khoản 2 Điều 2 Nghị định 32/2006/NĐ-CP quy định:

Điều 2. Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
…2. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai  nhóm (có danh mục kèm theo) như sau:
a) Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ  tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:
Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.
…b) Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành:
Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng….

Do đó ngoài hai nhóm gỗ trên là nhóm quý hiếm thì các nhóm gỗ còn lại không phải nhóm quý hiếm. Các nhóm gỗ được quy định cụ thể tại Quyết định 2198-CNR.

Theo dữ kiện bạn cho thì trường hợp vận chuyển 7 m3 gỗ thuộc nhóm 4 trái phép sẽ bị xử phạt theo điểm d khoản 5 Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật
…5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
…d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3….

Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này do bạn không nêu rõ là do cơ quan nào lập biên bản bắt giữ vi phạm nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác. Giả sử trường hợp này do kiểm lâm bắt giữ thì thẩm quyền xử phạt theo điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
…4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;…

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến các loại nhóm gỗ . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

chuyên viên: Đức Luân.

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề