Vận chuyển pháo nổ bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật hành chính 389 lượt xem

Em vận chuyển 2kg pháo nổ, bị công an Bình dương bắt giữ trước tết 2019, đến nay ra quyết định xử phạt 10tr500 ngàn. rồi kêu phạt thêm phương tiện vận chuyển theo giátrịxe31triệunữa.
vậy cho em hỏi là em đóng phạt hành chính rồi bị phạt thêm phương tiện vận chuyển 31 triệu nữa có đúng không ?

Ngọc Lễ

thu tuc dang ky tam tru 5

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi vận chuyển pháo nổ.

Pháo nổ là mặt hàng nhà nước cấm mua bán, vận chuyển, sử dụng, bởi vì đó là mặt hàng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ dẫn đến mất an ninh trật tự. Hành vi vận chuyển trái pháp luật mà chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
…4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;…

Công cụ, phương tiện dùng để thực hiện hành vi vi phạm nếu thuộc trường hợp tịch thu thì sẽ phải đem xung công quỹ theo Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…

Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước…

Do vậy, trường hợp của bạn với hành vi vận chuyển pháo đo chỉ bị phạt tối đa là 10 000 000 vn đồng, nếu phương tiện phạm tội thuộc trường hợp bị tịch thu thì để nhận lại xe bạn phải nộp số tiền bằng giá trị của xe.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về hành vi vận chuyển pháo. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề