Vấn đề thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng có con riêng

Tóm tắt câu hỏi:

Vấn đề thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng có con riêng

Cho tôi hỏi chút ít về chuyện gia đình :” Ba tôi có hai vợ , vợ trước có hai người con trai nhưng ly dị và lấy người vợ sau có hai người con gái là tôi và em gái tôi .
Lúc lấy nhau thì cha mẹ tôi không có gì trong tay, ba tôi là bộ đội được đơn vị cấp cho mảnh đất, ba tôi bị đau nên nghỉ bộ đội sớm không nhận được lương trợ cấp, mẹ tôi vất vả làm ăn và kiếm được số tiền để xây nhà, hiện giờ sổ đỏ là do ba và mẹ tôi cùng đứng tên .
Cho tôi hỏi liệu nếu ba tôi không còn sống nữa thì mẹ con người vợ trước có quyền lên lấy tài sản của mẹ tôi hiện đang có không? Trước khi chết ba tôi dấu viết di chúc cho người con trai của vợ trước có được không hay phải cả vợ cả chồng đứng tên trong sổ đỏ cùng ký trong di chúc mới được pháp luật chứng nhận vậy ?(Chẳng may mẹ tôi chết trước thì tài sản đó do quyền của ba tôi ,ba tôi có thể cho người con trai của người vợ trước phải không ?) còn ba mẹ tôi không còn nữa thì tài sản đó là quyền sở hữu của hai chị em tôi hay là cũng có quyền của 2 người con của vợ trước nữa.
Do mẹ tôi sợ nếu mẹ không còn nữa lỡ mẹ con của người vợ trước lên đòi lấy tài sản thì chị em tôi biết ở đâu, vì hai chị em còn nhỏ mà tài sản do chính tay người vợ sau xây dựng lên hãy cho tôi 1 lời khuyên đúng đắn.
Mong giúp đỡ cho.Cảm ơn

Người gửi: Nguyễn Văn Chánh (Long An)

Vấn đề thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng có con riêng

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2005;

2/ Vấn đề thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng có con riêng

Theo như thông tin mà bạn vừa cung cấp thì chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về một số quy định của pháp luật về di chúc và chia di sản thừa kế như sau:

Đối với tài sản là căn nhà đứng tên chung của bố mẹ bạn: đây được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi bố hoặc mẹ bạn mất mà không có di chúc thì tài sản này sẽ được chia đôi, một nửa là tài sản riêng của người còn sống và một nửa thì được chia thừa kế theo pháp luật, căn cứ theo Điều 676 của bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Như vậy, các cá nhân được chia thừa kế bao gồm mẹ bạn và các con của bố bạn, tài sản được chia là các tài sản riêng của bố bạn, trong đó có 1 nửa căn nhà.

Nếu như bố bạn trước khi mất có lập di chúc thì tâm nguyện của bố bạn về việc chia tài sản riêng của bố bạn cho ai thừa kế sẽ có giá trị nếu di chúc là hợp pháp, căn cứ theo Điều 652 bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Di chúc hợp pháp như sau:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Đối với căn nhà chung, quyền sở hữu của bố bạn là 1/2 giá trị căn nhà nên nếu bố bạn mất và lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho vợ trước và con thì di chúc đó sẽ không có hiệu lực pháp luật, tương tự như vậy, nếu như chẳng may mẹ bạn mất trước thì ngôi nhà là di sản của các đồng thừa kế là bố bạn và các bạn, bố bạn không có quyền quyết định cho ai căn nhà nếu không có được sự thỏa thuận, đồng ý của các đồng thừa kế còn lại trong đó có 2 bạn, nên bạn và mẹ bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này.

Để tránh các trường hợp trên, bố mẹ bạn có thể thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, có nghĩa là lập một thỏa thuận chia căn nhà thành sở hữu riêng của mỗi người, như vậy, do công sức đóng góp xây dựng căn nhà của mẹ bạn là nhiều hơn nên mẹ bạn cũng sẽ sở hữu phần tài sản nhiều hơn, hoặc một phương án khác được đưa ra đó là bố mẹ bạn có thể thỏa thuận lập một văn bản di chúc chung của vợ chồng về tài sản chung theo quy định sau:

“Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.”

Khi lập văn bản di chúc chung có hiệu lực pháp luật, quyền lợi của mẹ bạn cùng các con sẽ được bảo vệ như trong nội dung di chúc.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Vấn đề thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng có con riêng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vấn đề thừa kế tài sản chung của vợ chồng khi chồng có con riêng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề